Page 294 - Di san van hoa An Duong
P. 294
Đến khai hoang lập làng thuở
ban đầu có các họ Lưu, Lê, Đoàn,
Đặng, Phạm, Nguyễn. Họ Phạm từ
Kính Chủ, Kinh Môn di cư về đây lập
nghiệp, hiện được 18 đời. Còn các họ
khác, do binh lửa chiến tranh nên bị
thất lạc gia phả, do vậy không rõ phát
tích từ nơi nào. Do thiên tai, địch
họa, nên việc di cư rồi tụ cư diễn ra
nhiều trong lịch sử. Chính vì vậy, các
dòng họ trên mới tổng hợp đến nay
chỉ có khoảng trên 20 đời. Trước đây,
có một số dòng họ có từ đường bằng
gỗ cổ, nhưng nay đã bị hỏng nát, chỉ
còn từ đường họ Đoàn. Làng Khinh
Dao có 5 chùa: Chùa Hào, chùa Vang,
chùa Cả, chùa Gộc và chùa Quàn,
hiện nay còn lại chùa Cả và chùa
Gộc. Làng có 7 miếu: miếu Ngấn,
Tượng thờ Ngài Phạm Đình Trọng miếu Nam, miếu Chương, miếu
Thượng, miếu Đông, miếu Hạ và miếu Bắc. Các miếu thờ các vị Thành hoàng làng
và một miếu thờ quan Nghè (dân gọi miếu Nghè). Phần nhiều miếu ngày nay
không còn như: miếu Đông, miếu Hạ, miếu Ngấn, một số mới khôi phục lại: miếu
Nam, miếu Chương, miếu Thượng, miếu Bắc. Làng Khinh Dao có 1 đền, 1 đình là
đền Phạm Thượng Quận và đình Khinh Dao.
Khinh Dao là một làng có truyền thống khoa bảng, địa phương có tới 4 vị
đỗ Đại khoa thời Nho học: Nguyễn Hữu Trung, đỗ Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ
xuất thân năm 1478, làm quan nhà Lê, chức Giám sát ngự sử. Lê Công Truyền,
đỗ Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân năm 1481, làm quan nhà Lê chức Giám
sát ngự sử. Nguyễn Đôn, đỗ Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân năm 1511, làm
quan chức Thị lang, tước Tùng lĩnh Hầu và Ngài Phạm Đình Trọng. Trong cuốn
“Lịch sử Đảng bộ xã An Hưng, 1948 - 2018” có ghi Trần Trung Lập, đỗ Tiến sĩ
niên hiệu Hồng Thuận, đời vua Lê Tương Dực (1509 - 1516). Song qua tra cứu
DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG 294