Page 296 - Di san van hoa An Duong
P. 296

Đền thờ Phạm Thượng Quận
                   Phạm Đình Trọng, người làng Khinh Dao, huyện Giáp Sơn, phủ Kinh Môn,

              tỉnh Hải Dương, nay là làng Khinh Dao, xã An Hưng, huyện An Dương. Theo gia
              phả, ông sinh ngày 22 tháng 2 năm Giáp Ngọ (1714), đời vua Lê Dụ Tông, xuất thân
              từ lệnh tộc có nhiều người đỗ đạt làm quan. Thân phụ là Phạm Huy Ánh, làm quan

              chức Đô ngự sử, hàm Thái tử Thái bảo, tước Yến Dực Hầu. Tằng tổ là Phạm Chất
              Lượng làm quan chức Tả Thị lang Bộ Hộ, tước Hồng Nguyên Hầu. Từ nhỏ ông
              thông minh, mẫn tiệp, lại được người cậu ruột rèn cặp, sau đó lần lượt theo học

              các thầy nổi tiếng, hay chữ như cụ Giám sinh ở Bồng Lai, cụ Huấn Trình ở Hà Đỗ,
              cụ Nghè Đông ở Nhữ Thủy, cụ Nghè Nguyễn ở Đan Trường, còn theo tập văn ở
              trường đại tập của cụ Nghè Trân ở Vân Canh. Năm 20 tuổi, Phạm Đình Trọng đỗ

              Hương cống (Cử nhân thời Nguyễn), khoa thi Kỷ Mùi, niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 5
              (1739). Ông đỗ Tiến sĩ, làm quan từ chức Cấp sự trung, trải thăng đến chức Bồi
              tụng, Thượng thư Bộ Binh, hàm Thái tử Thái bảo, tước Hải Quận Công. Ông tài
              kiêm văn, võ, Chúa Trịnh Doanh tự tay viết tặng chữ “Văn, võ toàn tài”, lại ban cho

              biển ngạch “Công thần đồng hưu”. Sở dĩ ông được thăng thưởng nhanh vì ông
              tham gia dẹp phỉ Tầu Ô Quan Lan tại biên giới Việt Trung, phá được phong trào
              khởi nghĩa nông dân Nguyễn Hữu Cầu. Sau đó ông được cử làm Đốc trấn Nghệ An,

              một trấn hiểm yếu của quốc gia. Ở đây, ông có nhiều chính sách tốt, được sĩ phu,



                                                  DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG    296
   291   292   293   294   295   296   297   298   299   300   301