Page 85 - Di san van hoa An Duong
P. 85

lễ. Trong ngày, bốn giáp cùng cai đám rước lợn ông bồ ra đình làm lễ “Chét vổ”.
             Lễ rước lợn ông bồ tổ chức rất trang nghiêm. Trước ngày đó, ông bồ phải ăn
             kiêng, tắm rửa sạch sẽ bằng nước ngũ vị hương, khi rước ông bồ nằm trong cáng
             tre có dán giấy hồng điều. Người khiêng lợn ông bồ được tuyển chọn từ trai đinh

             lực lưỡng của giáp và không có tang trở trong năm, khi rước mặc áo lụa đỏ. Bốn
             giáp rước lợn ông bồ ra tề tựu tại sân đình, trước làm lễ “Chét”, sau cân đo ông

             bồ theo lệ làng. Ban tổ chức dùng dây đo vòng ức của ông bồ, ông bồ nào đủ 10
             “vổ” là đủ lễ, cứ tăng thêm một vổ là ông cai đám được làng thưởng cho một
             “giò”. “Giò” là khoang thịt lợn rộng mười phân chạy dọc theo sườn lợn. Nếu lợn

             của phe giáp nào không đủ lễ thì phải nộp phạt cho làng. Sau khi đo lợn ông bồ
             xong, các phe giáp lại khiêng lợn ông bồ về giáp mình giết mổ để sáng 22 làm lễ
             phẩm rước lên đình cúng lễ thánh. Ngoài thịt lợn ông bồ, phẩm lễ còn có bánh

             giầy, gồm 20 chiếc, mỗi chiếc được làm 8 lạng gạo nếp hương. Tổ chức tế lễ xong,
             mọi người là con trai trong các phe giáp cùng thụ lộc trong không khí đoàn kết
             vui vẻ. Ngày 20, hội cai đám tổ chức cỗ hàng giáp mời toàn thể con trai trong giáp

             đến  ăn  khao.  Tương  truyền  đây  là  ngày  đức  thánh  khao  thưởng  dân  làng  khi
             thắng trận trở về.

                   Cai đám được cắt cử theo hình thức luân phiên, người được chọn làm cai đám
             năm đó được canh tác trên ruộng thờ cúng của đình, do dân làng phân cho giáp và
             chịu trách nhiệm lo toàn bộ phẩm lễ cúng tế thánh trong các ngày lễ hội tại đình.


                   Sáng ngày 21, làng tổ chức lễ rước có long đình, bát biểu, biển rước, tàn
             lọng... đi ra đầu làng (khu ga Dụ Nghĩa hiện nay) đón lễ của các làng kết chạ như:
             Kim Sơn, Hỗ Đông, lễ giao hiếu chỉ gồm trầu, cau, rượu, hương do quan viên các
             làng cúng dâng lên thánh. Nghi thức cuộc rước rất long trọng, thắt chặt tình đoàn
             kết gắn bó, tương thân, tương ái giữa các làng xã với nhau, vui chung trong những

             ngày hội lễ.

                   Trước ngày hội lễ các chức dịch cùng nhau họp bàn phân công nhiệm vụ
             soạn văn tế, phân công chủ lễ, mạnh bái, người giết lợn...

                   Sân đình ngày lễ hội cờ quạt, tàn lọng, tiếng thanh la, chiêng, trống ầm vang.
             Từ ngôi nhiêu trong làng trở lên đến các cụ trùm cả, hương chức vào đình theo

             thứ bậc, được sắp xếp nghiêm trang. Sau mấy hồi trống, chiêng, phường bát âm
             tấu nhạc, người chức sắc lớn nhất được làm chủ lễ, đội mũ cánh chuồn, mặc áo
             thụng mầu lam, đi hia, đĩnh đạc làm theo lệnh hô của chủ xướng.



               85   DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG
   80   81   82   83   84   85   86   87   88   89   90