Page 88 - Di san van hoa An Duong
P. 88

và Hỗ Đông). Hạ Đỗ là vùng đất được con người khai phá muộn nhất vào thời
              Lý, thế kỷ XI, bởi đầu thời Trần trang ấp nơi đây đã ổn định, nên đã sinh ra vị
              Nguyễn Hoàng, sau là Thành hoàng làng. Theo ngọc phả Thành hoàng làng,
              vùng đất Hạ Đỗ thời Trần mang tên là Tháp Khu, huyện Trà Hương, châu Kinh

              Môn. Đây là vùng đất được bồi đắp bởi những nhánh sông cổ của hai con sông
              lớn, sông Cấm và sông Lạch Tray thời xưa. Vùng đất Hạ Đỗ mầu mỡ, phì nhiêu,

              rất phù hợp với công việc canh nông, trồng trọt của người dân nơi đây. Tháp
              Khu nơi quần tụ của nhiều dòng họ đến sinh nghiệp như: Vũ, Nguyễn, Trịnh,
              Phan, Đoàn, Đặng, Lý, Hoàng, Tạ, Phạm… chứng tỏ miền đất lành nên nhiều
              người đến cùng sinh sống. Hạ Đỗ còn nhiều địa danh cổ được lưu truyền đến

              ngày nay như: Đống Án, Đống Mả, Miếu Thần, Mả Lăng, Đống Bến, Đống Cấm
              địa, nơi thờ thánh Vương Phụ, thánh Vương Mẫu của Thành hoàng… Trước kia

              làng Hạ Đỗ có một đình, một chùa. Chùa có tên chữ là “Quang Khánh”, tên chữ
              của chùa do ni sư trụ trì đặt thời gian gần đây. Hạ Đỗ có 5 miếu thờ: Miếu bà
              Chúa chị, thờ Nguyễn Mộc Hoàn, chị gái của Nguyễn Vàng; miếu Thần Mè ở
              bến đò Dầu, chưa rõ thờ ai; miếu Đống Án Đại thần, chưa rõ thờ ai; miếu Chúa

              Chợ  Đại  thần,  tương  truyền  thờ  Đức  Ông,  cũng  không  rõ  sự  tích;  miếu  Cây
              Thanh Đại thần, không rõ thờ ai. Tất cả các miếu trên hiện nay không còn.

              Ngoài miếu thờ bà Mộc Hoàn, rất có thể các miếu khác thờ các vị thần của làng
              kể ở trên.

                   Tên xã Hồng Phong được lấy tên đồng chí Lê Hồng Phong - Tổng Bí thư
              Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn 1935-1936. Sau năm 1945, xã Hồng Phong

              thành lập, Hạ Đỗ là một trong 4 thôn của xã Hồng Phong cho đến nay. Xã Hồng
              Phong có các thôn: Hỗ Đông, Đình Ngọ, Hoàng Lâu và Hạ Đỗ.

                   Theo thần tích, thần sắc do chức dịch làng Hạ Đỗ khai về trên năm 1938,
              làng Hạ Đỗ thờ 6 vị Thành hoàng gồm: Nguyễn Vàng, Mộc Hoàn, Ngũ Thổ, Ngũ

              Cốc, Thượng Thôn và Bến Thôn. Trong các vị Thành hoàng, 5 vị không rõ thần
              tích, chỉ có thần tích Ngài Nguyễn Vàng được Bộ Lễ triều Lê Trung Hưng chép và
              sao lại sau này. Tuy nhiên, các vị Thành hoàng xã Hạ Đỗ đều có sắc phong của

              một số triều vua thời Nguyễn, như sắc vua Thành Thái năm thứ nhất phong cho
              Ngài Mộc Hoàn là Thành hoàng Mộc Hoàn chi thần; phong cho Ngài Thượng
              Thôn Chí đức Anh uy Khoan hậu Ôn nhã chi thần; phong cho Ngài Bến Thôn là

              Khoan Dung, Trọng hậu chi thần; phong cho Ngài Ngũ cốc, Khoát đạt, Thuần túy



                                                  DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG     88
   83   84   85   86   87   88   89   90   91   92   93