Page 83 - Di san van hoa An Duong
P. 83

làm bằng gỗ tốt. Long khám được đặt trang trọng tại gian trung tâm của tòa cung
             cấm. Long khám có kích thước lớn, đế cấu tạo kiểu bệ thờ chân quỳ dạ cá, thân bệ
             tạo giật ba cấp, trong các cấp tạo các khung ô, bên trong ô và dạ cá chạm khắc tinh
             xảo với các đề tài như hổ phù hàm thọ, chim phượng mang cuốn thư, rồng mây,

             hoa lá thiêng. Phần thân khám bưng ba mặt, hai bên cấu tạo cửa hai cánh, trên
             cánh cửa và các phần gỗ bưng sơn mầu đỏ và vẽ chìm mầu vàng các đề tài tứ linh,
             tứ quý. Mặt tiền của long khám, cũng là cửa khám được trang trí điêu khắc rất cầu

             kỳ, tinh xảo. Cửa khám cấu tạo hai lớp, lớp cửa ngoài có chắn trương trên đầu
             khám. Trên trán chắn trương chạm nổi đề tài lão cúc hóa long chầu hoa cúc mãn
             khai, chân chắn trương tạo kiểu chân rút theo hình sóng, trong chạm nổi lão cúc
             hóa chim phượng. Dưới chắn trương tạo ba khung ô chữ nhật theo chiều ngang

             của khám, khung giữa lớn chạm cuốn thư, khung hai bên chạm hoa lá thiêng. Lớp
             cửa thứ hai cấu tạo theo kiểu cửa võng, cũng được chạm rất cầu kỳ, tinh xảo. Trong
             khám đại có hai long ngai, trong long ngai có thần tượng của Ngài Đào Công Tế và

             Hoa Nương Công chúa. Ngài Đào Tế mặc phẩm phục, có cân đai, đi hia, đội mũ
             cánh chuồn, trong tư thế phụng triều. Thần tượng mặt vuông chữ điền, hàm én,
             mày ngài, tai to dài, râu dài, mắt nhìn thẳng, thần thái thể hiện sự uy nghiêm,
             cương nghị. Hoa Nương Công chúa ngồi trong long ngai bên cạnh Ngài Tế Công.

             Cách sắp đặt hai vị thánh ngồi bên nhau là theo thần tích Thành hoàng làng Dụ
             Nghĩa đã chép. Công chúa Hoa Nương mặt trái xoan, cổ ba ngấn, tai to dài, mắt lá
             răm, lông mày lá liễu, mặc xiêm y chùng nhiều lớp, lộ yếm đào bên trong. Công

             chúa đầu đội mũ ngọc, có vành kiện trên trán mũ rộng, trên vành kiện chạm lưỡng
             phượng chầu nguyệt. Công chúa ngồi theo kiểu xếp bằng khoanh chân. Thần thái
             Công chúa thể hiện sự thánh thiện, nhân hậu. Khám đại cùng long ngai, thần
             tượng được xác định tạo tác cuối thế kỷ XIX.

                   Long ngai, bài vị: Bài vị đặt trong long ngai, một bộ nghi trượng thờ hoàn

             chỉnh các vị thần. Long ngai, bài vị gồm 3 bộ làm bằng gỗ tốt. Bài vị không ghi
             thần hiệu, theo người dân địa phương, một bài vị của Thành hoàng, hai bài vị còn
             lại của thánh phụ, thánh mẫu (bố, mẹ của Thành hoàng). Long ngai, bài vị được
             xác định có niên đại cuối thế kỷ XIX.

                   Long đình: Long đình làm bằng gỗ tốt, đế long đình hình bàn vuông tứ

             diện, chân vuông thẳng, quây bốn mặt chân. Mặt quây chạm nổi kiểu dạ cá,
             chân triện rút, đề tài hổ phù hàm thọ. Thân long đình hình khối hộp, các mặt
             tạo cửa hai lớp. Cửa chạm thủng kiểu cửa võng, chân chỉ rủ với các đề tài lưỡng



               83   DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG
   78   79   80   81   82   83   84   85   86   87   88