Page 92 - Di san van hoa An Duong
P. 92
phượng rất tinh xảo, sống động. Đầu dư của các bộ vì tạo tác cách điệu hình đầu
rồng, rồng miệng ngậm ngọc, có râu tóc dài bay về phía sau, chân rồng chạm nổi rõ
móng vuốt. Các bảy của hai bộ vì, đặc biệt là bảy hiên, kết hợp với ván lá dong chạm
bong kênh cách điệu hình rồng ẩn hiện, uốn khúc trong mây rất mềm mại. Hai bộ
vì gian bên cấu trúc vì nóc như gian trung tâm, vì nách thuận chồng, trên thuận
chạm bong kênh lá guột dày
nhỏ, chồng lên nhau rất
mềm mại, các bảy hiên
cũng được chạm bong theo
thức diệp hóa long. Hai bộ
vì hồi cấu trúc kiểu xà lòng,
vì nóc chồng rường hai con,
vì nách cấu tạo cốn bưng,
trên cốn chạm nổi các đề tài
khác nhau như: tứ linh,
muông thú cùng với cỏ, cây
hoa lá đang quần sinh trong
đời sống thanh bình.
Tòa trung đường ba
gian, mái cách với mái tòa
đại bái một khoảng không
nhỏ, được gọi là “Thiên
tỉnh” (giếng trời), tạo cho
ánh sáng từ trên cao chiếu
vào làm thông thoáng, lưu
thông không khí trong ngôi Điêu khắc nghệ thuật
đình. Bộ khung chịu lực
của trung đường gồm bốn bộ vì, vì bốn hàng chân cột, kết cấu vì nóc tương tự như
bộ vì tòa đại bái, vì nách là cốn bưng, trên cốn chạm nổi đề tài tứ linh tinh xảo.
Trên dạ câu đầu bộ vì bên tả gian trung tâm khắc ghi “Hoàng triều Thành Thái
Quý Mão niên”, nghĩa là trung đường đình Hạ Đỗ được xây dựng năm 1903. Hiện
trên hầu hết cột của trung đường đều khắc ghi tên, chức danh các vị trong xã cung
tiến tiền mua những cây cột đó, như trên một đầu cột khắc: Bản xã Vũ Văn Sa,
Nguyễn Văn Hệ, Trịnh Văn Phi, đồng cúng lục Nguyên. Dòng ghi trên có nghĩa:
các ông Vũ Văn Sa, Nguyễn Văn Hệ, Trịnh Văn Phi người trong xã Hạ Đỗ cùng
DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG 92