Page 1024 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 1024

1024    Ñòa chí Quaûng Yeân



                  XIX. Xã Tiền Phong

                  1. Địa lý tự nhiên

                  Xã Tiền Phong cách trung tâm thị xã Quảng Yên 17 km về phía Đông Nam; phía
               Đông giáp xã Hoàng Tân và thành phố Hạ Long, phía Tây giáp xã Liên Vị, phía Nam
               giáp xã Nghĩa Lộ (huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng), phía Bắc giáp xã Liên Hòa và
               xã Liên Vị.

                  Tiền Phong có tổng diện tích tự nhiên 1.732,9 ha; trong đó diện tích đất nông nghiệp
               696,3 ha, diện tích đất phi nông nghiệp 792,26 ha, diện tích đất chưa sử dụng 244,34 ha.
               Địa hình xã tương đối bằng phẳng, có đê bao quanh, do chịu ảnh hưởng trực tiếp của
               biển nên đất đai chủ yếu là đất nhiễm mặn, đất nhiễm chua. Ngoài ra, trên địa bàn còn
               có vùng bãi triều ngoài đê rộng lớn, chủ yếu là các cồn cát, bãi cát và rừng ngập mặn
               thấp thích hợp phát triển nuôi trồng thủy sản.
                  Tiền Phong có đặc trưng khí hậu của vùng ven biển với tính chất nhiệt đới gió mùa.
               Tính theo lượng mưa, một năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, nóng
               ẩm mưa nhiều; mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, mưa ít,
               tiết trời lạnh và khô. Nhiệt độ trung bình năm 23 C, lượng mưa bình quân 1.632,5 mm/năm,
                                                                0
               độ ẩm trung bình 81%.

                  Xã có các tuyến đường nối cao tốc Hải Phòng - Hạ Long đến các khu công nghiệp
               trên địa bàn, mở ra tiềm năng phát triển kinh tế cho địa phương trong tương lai. Ngoài
               ra, trên địa bàn có hệ thống đường liên xã, liên thôn được đồng bộ và cứng hóa tạo điều
               kiện thuận lợi cho việc trao đổi, giao lưu kinh tế, văn hóa - xã hội giữa Tiền Phong với
               các địa phương khác.
                  Với những đặc điểm về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, khí hậu, Tiền
               Phong có điều kiện thuận lợi để phát triển đa dạng các ngành kinh tế: nông nghiệp, ngư
               nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ.

                  2. Khái quát quá trình hình thành
                  Trước năm 1998, xã Tiền Phong ngày nay thuộc địa phận xã Liên Vị và xã Liên Hòa.
               Ngày 24/4/1998, Chính phủ ban hành Nghị định số 23/1998/NQ-CP về việc thành lập
               xã Tiền Phong thuộc huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh. Theo đó, xã Tiền Phong được
               thành lập trên cơ sở 1.117,77 ha diện tích tự nhiên và 1.364 nhân khẩu của xã Liên Vị
               cùng 523,23 ha diện tích tự nhiên của xã Liên Hòa. Sau khi thành lập, xã Tiền Phong
               gồm 2 thôn: thôn 2 và thôn 4. Năm 1999, thôn 2 tách thành 3 thôn: thôn 1, thôn 2, thôn 3.

                  Năm 2011, thực hiện Nghị quyết số 100/NQ-CP “về việc thành lập thị xã Quảng Yên
               và thành lập các phường thuộc thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh”, thị xã Quảng Yên
               được thành lập. Theo đó, xã Tiền Phong là một trong 19 đơn vị hành chính của thị xã
               Quảng Yên, gồm 4 thôn: thôn 1, thôn 2, thôn 3, thôn 4.
                  3. Dân số và đặc điểm dân cư

                  Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, trên địa bàn Tiền Phong có 1 xóm gọi là xóm
               Đồng Mới với khoảng trên 50 hộ dân sinh sống dọc theo triền đê ngăn mặn. Họ chủ yếu
               làm ruộng, chăn nuôi gia cầm và nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản ven bờ.
   1019   1020   1021   1022   1023   1024   1025   1026   1027   1028   1029