Page 1025 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 1025
Phaàn VI: Löôïc chí caùc xaõ, phöôøng 1025
Năm 1978, thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy và Huyện ủy Yên Hưng, một số hộ gia
đình trong xóm đến huyện Vân Đồn xây dựng kinh tế, các hộ còn lại được sáp nhập vào
các xóm khác của xã Liên Vị.
Năm 1988, thực hiện chủ trương giãn dân xây dựng vùng kinh tế mới Tiền Phong,
xã Liên Vị chuyển hơn 70 hộ dân ra khu vực Đầm 2 để lập xóm Đầm 2, xã Liên Hòa
chuyển 40 hộ dân ra khu vực Đầm 4 gọi là xóm Đầm 4. Tháng 12/1990, Hợp tác xã khai
hoang Tiền Phong được thành lập gồm 2 xóm (xóm Đầm 2 và xóm Đầm 4). Sau 2 năm
hoạt động, thực hiện chủ trương xóa bỏ bao cấp, hợp tác xã tự giải thể, các hộ dân tiếp
tục sinh sống dưới mô hình 2 xóm như trước.
Năm 1998, xã Liên Vị tiếp tục chuyển 42 hộ gia đình ra Tiền Phong để khai hoang,
phát triển kinh tế. Ngày 24/4/1998, Chính phủ ban hành Nghị định số 23/1998/NQ-CP
về việc thành lập xã Tiền Phong thuộc huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh trên một
phần diện tích tự nhiên của xã Liên Hòa, Liên Vị và 1.364 nhân khẩu của xã Liên Vị.
Sau khi thành lập xã, dân số trên địa bàn không ngừng tăng lên, năm 1999, Tiền Phong
có 1.436 nhân khẩu, năm 2000 là 1.482 nhân khẩu. Tính đến ngày 31/12/2023, dân số
trên địa bàn là 2.066 người, với 516 hộ dân, chủ yếu là người Kinh. Nhân dân chủ yếu
làm nông nghiệp, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và làm các nghề khác như: kinh doanh,
dịch vụ, chế biến lương thực - thực phẩm...
4. Khái quát truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng
Là đơn vị hành chính được thành lập trên cơ sở diện tích, dân cư các địa phương giàu
truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng, nhân dân Tiền Phong vẫn lưu giữ và
không ngừng vun đắp nên những truyền thống quý báu đó.
Trong Cách mạng tháng Tám, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân trên địa bàn
Tiền Phong tích cực tham gia các phong trào yêu nước, góp phần cùng nhân dân thị xã
Quảng Yên và huyện Yên Hưng giành được chính quyền sớm từ ngày 20/7/1945.
Trong suốt 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1954), nhân
dân trên địa bàn tích cực tham gia nuôi giấu cán bộ, du kích, phá các hội tề phản động,
tăng cường lao động sản xuất, chi viện sức người, sức của cho các chiến dịch, góp phần
làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu chấn, động địa cầu”.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cán bộ, đảng viên và nhân dân luôn
kiên định tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng. Với tinh thần “Không có gì
quý hơn độc lập, tự do!”, “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng giặc Mỹ xâm
lược”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, nhân dân địa phương
đã cùng nhân dân cả nước tập trung nhân lực, vật lực bảo vệ vững chắc hậu phương
miền Bắc xã hội chủ nghĩa, chi viện cho tiền tuyến miền Nam, góp phần đập tan cuộc
chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ và chế độ tay sai, giải phóng hoàn toàn miền
Nam, thống nhất đất nước. Tổng kết cuộc kháng chiến, xã có 3 đồng chí hy sinh được
công nhận liệt sĩ, 2 người để lại một phần xương máu trên chiến trường được công nhận
thương binh, bệnh binh.
Trong những năm 1978 - 1979, nhân dân Tiền Phong tham gia vót chông chi viện cho
tuyến đầu của Tổ quốc, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia.