Page 1027 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 1027

Phaàn VI: Löôïc chí caùc xaõ, phöôøng    1027



                  Từ năm 1998, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã Tiền Phong đã tập trung lãnh đạo,
               chỉ đạo nhân dân chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, ứng dụng khoa học kỹ thuật,
               khai thác triệt để diện tích hoang hóa đưa vào sản xuất; phối hợp chặt chẽ với các cơ
               quan chuyên môn của thị xã tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất cho nông dân,
               thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết, bám sát ruộng đồng, hướng dẫn người dân
               phòng trừ sâu bệnh. Năm 2023, tổng diện tích cấy lúa trên địa bàn đạt 156,4 ha, sản
               lượng lương thực đạt 8.148,5 tấn.

                  Chăn nuôi trên địa bàn có những chuyển biến tích cực, đáp ứng nhu cầu thực phẩm
               của nhân dân trong vùng, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội
               của địa phương. Chính quyền xã khuyến khích các hộ gia đình phát triển chăn nuôi

               theo hướng tăng quy mô, số lượng, chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng dần tỷ trọng đàn
               gia cầm, tổ chức sản xuất khép kín, liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị (sản xuất
               giống, thức ăn, chế biến) để nâng cao năng suất, tăng hiệu quả kinh tế. Công tác phòng,
               chống dịch bệnh, phòng chống rét cho đàn gia súc, gia cầm luôn được quan tâm. Trong
               năm 2023, xã Tiền Phong đã triển khai 2 đợt phun khử trùng, tiêu độc với 170 lít hóa
               chất, tiêm phòng 76.605 liều cho đàn gia súc, gia cầm.

                  Công tác phát triển, bảo vệ rừng trên địa bàn được Đảng bộ, chính quyền xã Tiền
               Phong quan tâm đẩy mạnh. Ủy ban nhân dân xã tích cực phối hợp với Hạt Kiểm lâm thị
               xã làm tốt công tác tuyên truyền, bảo vệ rừng ngập mặn. Hằng năm, phong trào trồng
               cây do xã phát động đạt được kết quả tốt, góp phần cải thiện môi trường sinh thái, tạo
               không gian xanh - sạch - đẹp cho quê hương.

                  Với thế mạnh của địa phương có đường bờ biển dài, ngành thủy sản đang dần trở
               thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp của xã. Cấp ủy,
               chính quyền địa phương tích cực vận động nhân dân mở rộng diện tích nuôi trồng
               thủy sản theo mô hình thâm canh và bán thâm canh, hỗ trợ các hộ gia đình vay vốn
               nuôi trồng thủy sản, mua sắm phương tiện, ngư cụ để khai thác thủy hải sản xa bờ.
               Nhân dân các khu vực ven đê trồng lúa năng suất thấp mạnh dạn thực hiện chuyển
               diện tích canh tác lúa sang nuôi trồng thủy sản mang lại lợi ích cao. Hằng năm, xã
               phối hợp với các cơ quan chuyên môn của thị xã tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp
               vụ, kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho nhân dân, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất,
               thúc đẩy ngành thủy sản phát triển theo hướng bền vững. Với 47 tàu thuyền các loại

               thường xuyên hoạt động ổn định và diện tích nuôi trồng 217 ha, năm 2023, sản lượng
               nuôi trồng, đánh bắt đạt 510 tấn.

                  Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, công tác
               tuyên truyền, vận động được xã Tiền Phong triển khai đồng bộ, thường xuyên, tạo
               được sự lan tỏa mạnh mẽ, góp phần chuyển đổi nhận thức cho cán bộ, người dân trong
               xã. Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, địa phương đã tranh thủ tối
               đa mọi nguồn lực để xây dựng các công trình trọng điểm và tích cực phát triển sản
               xuất. Bằng sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, năm 2019, xã được công
               nhận đạt chuẩn nông thôn mới, diện mạo quê hương có nhiều thay đổi, kinh tế - xã hội
   1022   1023   1024   1025   1026   1027   1028   1029   1030   1031   1032