Page 1026 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 1026
1026 Ñòa chí Quaûng Yeân
Truyền thống yêu nước đã trở thành nền tảng quan trọng giúp Đảng bộ, chính quyền
và nhân dân Tiền Phong vững vàng vượt qua khó khăn, thử thách, tiếp tục đồng sức,
đồng lòng cùng nhân dân cả nước thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.
5. Kinh tế
Trước khi thành lập, địa bàn Tiền Phong là những bãi sú vẹt hoang vu, những cư dân
đầu tiên tới khai hoang, quai đê lấn biển, sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt, chăn
nuôi gia cầm và nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản ven bờ. Bên cạnh làm nông nghiệp,
nhân dân còn làm nhiều nghề khác như: thợ mộc, thợ xây và một số nghề phụ khác.
Xuất phát từ thực tế kinh nghiệm khai hoang, làm thủy lợi, người dân Tiền Phong còn
có nghề đặc trưng là chuyên nhận các công trình khai hoang, lấn biển, vượt thổ làm nhà
cho các địa phương lân cận.
Năm 1998, xã Tiền Phong được thành lập, là cơ hội cho địa phương khơi dậy tiềm
năng, phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện. Cơ cấu kinh tế của xã ngày càng
chuyển dịch theo hướng tích cực. Nông nghiệp có những tiến bộ rõ nét theo hướng sản
xuất hàng hóa; tỷ trọng các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và
thương mại - dịch vụ phát triển nhanh. Năm 2023, tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu
thủ công nghiệp - xây dựng chiếm 63,8%; thương mại - dịch vụ chiếm 22,2%; nông - lâm -
ngư nghiệp chiếm 14%.
Nông - lâm - ngư nghiệp
Trước khi thành lập xã, nhân dân trên địa bàn chủ yếu trồng lúa và các loại hoa màu
như: ngô, khoai. Tuy nhiên, do diện tích cấy lúa không bằng phẳng, đất đai chủ yếu là
đất nhiễm chua, nhiễm mặn, hầu hết các cánh đồng thiếu nước ngọt và thường xuyên bị
ảnh hưởng bởi thiên tai nên năng suất lúa không cao.
Nông dân xã Tiền Phong thu hoạch lúa (Ảnh: tư liệu)