Page 220 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 220

220    Ñòa chí Quaûng Yeân



               khích phát triển, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành
               công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp,
               đời sống nhân dân được ổn định và nâng cao. Đến năm 2000, sản lượng lương thực đạt
               43.427,7 tấn (tăng 13.077,7 tấn so với năm 1990, tăng 15.125 tấn so với năm 1986); thu
               nhập bình quân đạt 4,6 triệu đồng/người; huyện không còn hộ đói. Trong nông nghiệp,
               các vùng chuyên canh, định hình mùa vụ bắt đầu hình thành; ngành đánh bắt, nuôi
               trồng thủy sản phát triển và từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Các ngành
               công nghiệp, thương mại - dịch vụ có điều kiện phát triển và dần chiếm tỷ trọng lớn
               trong cơ cấu kinh tế. Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng theo hướng công nghiệp hóa,
               hiện đại hóa. Phong trào làm đường giao thông nông thôn đạt nhiều thành tích tốt, nhất
               là trong những năm 1992 - 1994, Yên Hưng là đơn vị dẫn đầu tỉnh và có thành tích xuất
               sắc trong cả nước về phong trào làm đường giao thông nông thôn . Huyện cũng đầu tư
                                                                                    (1)
               xây dựng, nâng cấp mạng lưới điện và đưa điện về từng xã. Năm 1996, Yên Hưng là
               huyện đầu tiên của tỉnh Quảng Ninh đưa lưới điện quốc gia đến tất cả các xã (trong khi
               cả tỉnh còn 40% số xã chưa có điện lưới quốc gia). Đến năm 2000, gần 100% số hộ trên
               địa bàn huyện được dùng điện. Đây là một thành tựu quan trọng của Yên Hưng trong
               phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới.

                  Bước vào năm 2000, năm đầu tiên của thế kỷ XXI, đất nước trải qua chặng đường 15
               năm đổi mới, giành được nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực song cũng đứng trước
               nhiều cơ hội và thách thức. Kinh tế tri thức cùng xu thế toàn cầu hóa và sự bùng nổ
               của khoa học công nghệ đã kéo gần khoảng cách về văn hóa, văn minh và trình độ phát
               triển giữa các nước, các khu vực trên thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho các nước đang
               phát triển thực hiện chiến lược mới nhằm phát triển kinh tế - văn hóa. Tuy nhiên, xu
               thế toàn cầu hóa cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thách thức về xung đột tôn giáo, sắc tộc,
               chủ nghĩa khủng bố, suy thoái về văn hóa, suy đồi về đạo đức...
                  Để tận dụng tối đa các thuận lợi và vượt qua khó khăn, thách thức, Huyện ủy đã tổ
               chức nghiên cứu, học tập, nắm bắt kịp thời, nhanh chóng các chủ trương, đường lối của
               Đảng, phổ biến, quán triệt đến các chi, đảng bộ trực thuộc, đến toàn bộ đảng viên và
               nhân dân, đồng thời đề ra các chỉ thị, nghị quyết sát với thực tế địa phương nhằm đẩy
               mạnh phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.

                  Từ năm 2000 - 2011, Đảng bộ huyện Yên Hưng tổ chức các kỳ Đại hội: Đại hội lần
               thứ XVII, nhiệm kỳ 2000 - 2005 (ngày 27 - 29/11/2000); Đại hội lần thứ XVIII, nhiệm
               kỳ 2005 - 2010 (ngày 11 - 13/10/2005) và Đại hội lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2010 - 2015
               (ngày 05 - 07/7/2010).

                  Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII, XVIII đã tập trung lãnh đạo đẩy mạnh chuyển
               dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh giá trị các ngành công nghiệp - xây dựng,
               dịch vụ, tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ để từng bước hướng tới mục tiêu đưa
               huyện Yên Hưng trở thành đô thị theo hướng hiện đại, văn minh. Trên cơ sở những
               thành tựu đã đạt được, Đại hội Đảng bộ huyện Yên Hưng lần thứ XIX đã đề ra mục tiêu
               đưa huyện Yên Hưng trở thành thị xã trước năm 2015.


               (1)  Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Quảng Yên: Lịch sử Đảng bộ thị xã Quảng Yên (1930 - 2020), sđd,
               tr.309-310.
   215   216   217   218   219   220   221   222   223   224   225