Page 217 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 217
Phaàn III: Heä thoáng chính trò 217
Trong những năm 1955 - 1964, địa giới hành chính thị xã Quảng Yên ngày nay bao
gồm thị xã Quảng Yên (cũ) và huyện Yên Hưng, do đó tồn tại 2 tổ chức đảng độc lập là
Đảng bộ thị xã Quảng Yên và Đảng bộ huyện Yên Hưng. Trong giai đoạn này, Đảng bộ
thị xã Quảng Yên tổ chức 2 kỳ Đại hội: Đại hội lần thứ nhất (tháng 02/1961) và Đại hội
lần thứ II (năm 1962). Đảng bộ huyện Yên Hưng tổ chức 3 kỳ Đại hội: Đại hội lần thứ
nhất (ngày 15/01/1959), Đại hội lần thứ II (ngày 19/5/1960), Đại hội lần thứ III (ngày
08/11/1962). Năm 1964, thị xã Quảng Yên đổi thành thị trấn Quảng Yên, trực thuộc
huyện Yên Hưng và trở thành trung tâm huyện lỵ. Đảng bộ thị trấn Quảng Yên trực
thuộc Đảng bộ huyện Yên Hưng. Từ năm 1964 - 1975, Đảng bộ huyện Yên Hưng tổ
chức 5 kỳ Đại hội: Đại hội lần thứ IV (ngày 18 - 20/02/1965), Đại hội lần thứ V (ngày
15/02/1967), Đại hội lần thứ VI (ngày 28/6 - 03/7/1969), Đại hội lần thứ VII (tháng
3/1972) và Đại hội lần thứ VIII (năm 1974). Các kỳ Đại hội đưa ra phương hướng, nhiệm
vụ cụ thể để lãnh đạo nhân dân thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra.
Từ sau hòa bình lập lại, công tác phát triển Đảng luôn được quan tâm, chú trọng.
Cuối tháng 8/1959, Đảng bộ Yên Hưng kết nạp được 12 quần chúng ưu tú vào Đảng
ở 4 xã: Liên Hòa, Nam Hòa, Thượng Yên Công, Hiệp Hòa. Từ tháng 9/1960 đến ngày
16/12/1960 kết nạp được 93 đảng viên mới. Năm 1962, Đảng bộ Yên Hưng có 543 đảng
viên (trong đó có 70 nữ), đại đa số kết nạp sau hòa bình lập lại, độ tuổi từ 18 - 35 gần 400
đồng chí. Đảng bộ thị xã Quảng Yên (cũ) tới cuối năm 1960 cũng đã có 102 đảng viên.
Năm 1966, toàn Đảng bộ có 1.336 đảng viên (trong đó 739 đồng chí từ 30 tuổi trở lên).
Đến năm 1975, Đảng bộ huyện có 15 đảng bộ cơ sở, trong đó khu Hà Bắc có 9 đảng bộ cơ
sở với 467 đảng viên, khu Hà Nam có 6 đảng bộ cơ sở với 416 đảng viên.
Ngày 30/4/1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc thắng lợi, cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta toàn thắng. Đảng bộ và nhân dân Yên Hưng bắt tay
vào công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng và phát triển kinh tế, ổn định
đời sống nhân dân, cùng cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Giai đoạn 1976 - 1985
Đất nước thống nhất, Đảng bộ và nhân dân huyện Yên Hưng cùng nhân dân cả nước
bước vào thời kỳ mới: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh những
thuận lợi, huyện Yên Hưng cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Để kịp
thời đưa ra những chủ trương, biện pháp ổn định tình hình, giai đoạn 1976 - 1985,
dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Đảng bộ huyện Yên Hưng tiến hành các kỳ Đại hội: Đại
hội lần thứ IX (ngày 20 - 22/5/1976), Đại hội lần thứ X (ngày 18 - 21/3/1977), Đại hội
lần thứ XI (ngày 03 - 05/10/1979), Đại hội lần thứ XII (ngày 25 - 26/10/1982). Nội dung
các kỳ đại hội đều nhấn mạnh: Vấn đề chiến lược trong giai đoạn này là vấn đề lương
thực, phải tập trung cho lương thực và thực phẩm, trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng
phải đảm bảo yêu cầu. Tận dụng mọi khả năng về tài nguyên, sức lao động, cơ sở vật
chất - kỹ thuật để đẩy mạnh sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, từng bước cải thiện
đời sống nhân dân; nâng cao cảnh giác cách mạng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội; luôn giữ vững Đảng bộ trong sạch về chính trị, vững mạnh về tổ chức,