Page 213 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 213

Phaàn III: Heä thoáng chính trò    213



               đã củng cố thêm niềm tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và chính
               quyền cách mạng.

                  Cuối năm 1946, Đảng bộ thị xã Quảng Yên được thành lập, gồm 30 đảng viên. Năm
               1947, Đảng bộ huyện Hưng Uông được thành lập. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng
               bộ, phong trào đấu tranh của nhân dân trên địa bàn thị xã Quảng Yên và huyện Yên
               Hưng có điều kiện phát triển.
                  Ngày 28/02/1947, thực dân Pháp bắt đầu chiếm đóng thị xã Quảng Yên. Để bảo toàn
               lực lượng, các tổ chức đảng, đoàn thể, chính quyền rút về nơi an toàn, các đảng viên Chi
               bộ Đảng Quảng Yên phân tán, sáp nhập vào sinh hoạt tại các chi bộ khác cho phù hợp
               với tình hình mới. Theo dõi và chỉ đạo tại thị xã do Tỉnh ủy trực tiếp nắm và lập chế độ
               cán sự phụ trách từng phần công việc.

                  Sau khi chiếm đóng địa bàn Yên Hưng, thị xã Quảng Yên và Cát Hải, từ đầu năm
               1948, thực dân Pháp tiến hành các trận càn quét lớn, củng cố bộ máy hội tề, lập thêm
               đồn bốt, đẩy mạnh kế hoạch bình định, khủng bố các gia đình có người đi kháng chiến,
               gây tổn thất cho phong trào cách mạng. Nhiều cơ sở cách mạng bị phá vỡ, cán bộ, đảng
               viên, quần chúng trung kiên hoạt động ở vùng Hà Nam, Hà Bắc và thị xã Quảng Yên
               bị bắt, bị giết hại. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị cán bộ Liên khu I, tháng 8/1948, các
               đội củng cố cơ sở của tỉnh, huyện được thành lập, bao gồm cán bộ chính trị, bộ đội, công
               an... lấy hình thức vũ trang tuyên truyền là chính, thúc đẩy cuộc đấu tranh trong lòng
               địch. Hưng Uông được tăng cường một bộ phận của Trung đoàn 98 (bộ đội chủ lực); Đại
               đội Bạch Đằng của tỉnh phân tán vào thị xã Quảng Yên, vùng Hà Bắc, Hà Nam, lập cơ
               sở, chuẩn bị điều kiện phát động phong trào chống bình định, tổng giải tán hội tề. Từ
               cuối năm 1948, các cơ sở cách mạng từng bước được khôi phục, duy trì hoạt động, tiếp
               tục đẩy mạnh các phong trào đấu tranh chống thuế, chống bắt lính, chống càn quét, diệt
               tề, trừ gian, xây dựng lực lượng vũ trang, phát triển chiến tranh du kích, từng bước làm
               thất bại âm mưu và kế hoạch của địch.

                  Từ năm 1948 - 1951, thực dân Pháp tiến hành bốn lần bình định vùng địch hậu tỉnh
               Quảng Yên. Trong cả bốn lần, quân và dân khu vực thị xã Quảng Yên và huyện Yên
               Hưng đều đương đầu với những trận càn quét, khủng bố dã man. Cuộc đấu tranh chống
               giặc bình định giằng co, kéo dài, quyết liệt, đầy hy sinh, gian khổ.

                  Đối phó với kế hoạch tập trung lực lượng càn quét của giặc, Huyện ủy chủ trương phát
               triển lực lượng vũ trang, lấy chiến tranh du kích làm nòng cốt cho phong trào quần chúng.
               Các cấp bộ đảng đã coi trọng công tác quân sự, nắm chắc lực lượng vũ trang địa phương
               và chiến thuật đánh du kích để trực tiếp chỉ đạo chiến đấu chống càn, bám cơ sở. Phối
               hợp với tiến công quân sự, Đảng bộ huyện tăng cường công tác địch vận, phát động nhân
               dân đấu tranh bắt lính, kêu gọi ngụy quân không tham gia làm bia đỡ đạn cho giặc,
               phản chiến trở về với nhân dân.

                  Phong trào diệt tề, trừ gian lan rộng, nhiều nơi ta khống chế hoàn toàn bộ máy hội
               tề, một số tổ chức nghĩa dũng, bảo an của địch được ta giác ngộ và sử dụng, kết hợp giữa
               hình thức đấu tranh bí mật với hình thức công khai làm cho quân Pháp không thể kiểm
               soát hoàn toàn vùng chiếm đóng.
   208   209   210   211   212   213   214   215   216   217   218