Page 209 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 209

Phaàn III: Heä thoáng chính trò    209



                                                      CHƯƠNG I
                                         ĐẢNG BỘ THỊ XÃ QUẢNG YÊN




                  I. Đảng bộ thị xã Quảng Yên qua các thời kỳ lịch sử
                  1. Quá trình hình thành tổ chức đảng và sự ra đời của Đảng bộ huyện

                  Chi bộ Đảng đầu tiên ra đời tại Quảng Yên là Chi bộ Nhà máy Kẽm Quảng Yên, được
               thành lập tháng 3/1940 tại làng Yên Trì.

                  Nhà máy Kẽm Quảng Yên (xây dựng năm 1921) là cơ sở luyện kim lớn nhất của Pháp
               ở Đông Dương, hầu hết công nhân làm việc tại đây đều xuất thân từ các làng xã của Yên
               Hưng. Sự xuất hiện của Nhà máy Kẽm Quảng Yên đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế - xã
               hội địa phương. Vốn chỉ có ngành nông nghiệp truyền thống, Quảng Yên có thêm ngành
               kinh tế mới - công nghiệp luyện kim. Bên cạnh giai cấp nông dân, địa chủ phong kiến,
               tiểu thương, thợ thủ công... xuất hiện thêm giai cấp công nhân và giai cấp tư sản.

                  Năm 1930, tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc), Đảng Cộng sản Việt Nam ra
               đời. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cao trào đấu tranh cách mạng bùng nổ trên cả nước,
               tiêu biểu là phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, phong trào công nhân đồn điền Phú Riềng...
               Ở Quảng Ninh, phong trào đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động cũng từng
               bước được mở rộng. Tại Nhà máy Kẽm Quảng Yên xuất hiện những nhóm công nhân bí
               mật tìm đọc sách, báo, truyền đơn của Đảng để tuyên truyền, giác ngộ quần chúng đấu
               tranh. Chi bộ Đảng ở Uông Bí, Hòn Gai cũng tìm cách đưa cán bộ về Quảng Yên hoạt
               động, gây cơ sở cách mạng.

                  Từ năm 1932 - 1935, thực dân Pháp tiến hành hàng loạt các cuộc khủng bố trắng,
               phong trào cách mạng tạm thời lắng xuống. Tuy bị khủng bố dữ dội, nhưng dưới sự lãnh
               đạo của Đảng, các cán bộ, đảng viên vẫn hoạt động bí mật nhằm xây dựng cơ sở cách
               mạng, khôi phục tổ chức đảng.
                  Từ năm 1936, phong trào đấu tranh của công nhân mỏ và cả nước, nhất là sự phát
               triển của phong trào ở Hòn Gai, Uông Bí, Hải Phòng đã tác động mạnh mẽ đến tỉnh lỵ
               Quảng Yên và huyện Yên Hưng. Một số chiến sĩ cách mạng mới thoát khỏi nhà tù đế
               quốc về đây mang theo những chủ trương của Đảng, tuyên truyền, giác ngộ quần chúng
               đấu tranh. Cuối năm 1936, ở Nhà máy Kẽm Quảng Yên và khu vực tỉnh lỵ xuất hiện
               phong trào học văn hóa, hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao với các nội dung yêu nước,
               tiến bộ.

                  Đầu năm 1938, đồng chí Nguyễn Văn Luận (tức Trần Danh Tuyên) - đảng viên cộng
               sản bị lộ khi hoạt động ở Bến Thủy (Vinh, Nghệ An) về Quảng Yên xin vào làm ở nhà
               máy kẽm để liên lạc với tổ chức, gây dựng cơ sở đảng và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.
               Khu ủy B đã cử cán bộ về liên lạc với đồng chí Nguyễn Văn Luận, thúc đẩy phong trào
               quần chúng ở thị xã Quảng Yên và Yên Hưng, tổ chức phát triển cơ sở đảng.

                  Để đáp ứng yêu cầu của phong trào cách mạng, tháng 3/1940, dưới sự chỉ đạo của Khu
               ủy B, tại một cơ sở ở làng Yên Trì, Chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Yên Hưng ra đời, có 5
   204   205   206   207   208   209   210   211   212   213   214