Page 212 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 212

212    Ñòa chí Quaûng Yeân



               thành lập. Đồng chí Nguyễn Danh Chấn làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân cách mạng lâm
               thời huyện Yên Hưng.

                  Với âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa, từ năm 1946, thực dân Pháp liên tục tiến
               hành các hành động gây hấn. Để khống chế toàn bộ vùng đồng bằng Bắc Bộ, thực dân
               Pháp âm mưu đánh chiếm Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định và khu vực tam
               giác Hà Nội - Lạng Sơn - Hòn Gai, Móng Cái. Quảng Yên trở thành mục tiêu quan trọng
               của thực dân Pháp trong cuộc tiến công chiếm đóng Bắc Bộ và vùng Đông Bắc.
                  Tối 28/02/1947, quân Pháp chiếm được thị xã Quảng Yên, sau đó đánh chiếm vùng
               Hà Nam, Cát Hải.

                  Tháng 3/1947, tỉnh Quảng Yên và đặc khu Hòn Gai hợp nhất thành liên tỉnh Quảng
               Hồng. Liên tỉnh ủy Quảng Hồng quyết định cử các đồng chí: Nguyễn Ngọc Đàm - Tỉnh
               ủy viên, Đỗ Thị Sinh (bí danh Minh Hà), Lê Thị Bích về huyện Yên Hưng hoạt động,
               gây dựng cơ sở, phát triển các tổ chức đảng và đoàn thể quần chúng. Sau một thời gian
               ngắn, các đoàn thể cứu quốc được khôi phục, các lớp huấn luyện quân sự, học tập chính
               trị được tổ chức, rèn luyện và kết nạp nhiều quần chúng tích cực vào Đảng. Đến tháng
               6/1947, cả ba xã Trung Bản, Phong Cốc, Nam Hòa của khu Hà Nam đều có đảng viên
               lãnh đạo quần chúng nhân dân kháng chiến. Cả khu Hà Nam tổ chức một chi bộ đảng,
               do đồng chí Đỗ Thị Sinh (bí danh Minh Hà) trực tiếp làm Bí thư.

                  Cuối tháng 7/1947, vùng Hà Nam và Cát Hải được cắt về Liên khu III. Uông Bí và
               Yên Hưng sáp nhập thành huyện Hưng Uông . Đảng bộ huyện Hưng Uông được thành
                                                               (1)
               lập, Đảng bộ huyện Hưng Uông gồm 10 chi bộ, trong đó có những chi bộ hoạt động ở các
               xã vùng địch hậu. Ngay sau khi thành lập, Đảng bộ huyện Hưng Uông tổ chức Đại hội
               toàn thể gồm 20 đảng viên ở Khe Sú. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện được bầu gồm 5
               đồng chí, trong đó đồng chí Tô Thực được bầu giữ chức Bí thư Huyện ủy, đồng chí Trần
               Ngọc giữ chức Phó Bí thư Huyện ủy.

                  Việc thành lập Đảng bộ huyện đã mở ra thời kỳ mới của cuộc kháng chiến ở địa bàn
               Yên Hưng. Từ đây, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ, nhân dân Yên Hưng giành
               được những thành tích to lớn và toàn diện trên các mặt chính trị, kinh tế, quân sự,
               văn hóa.
                  2. Đảng bộ thị xã Quảng Yên qua các giai đoạn cách mạng

                  Giai đoạn 1946 - 1955

                  Sau khi giành được chính quyền, các chi bộ Đảng và Ủy ban hành chính ở thị xã
               Quảng Yên và huyện Yên Hưng tập trung lãnh đạo nhân dân khắc phục khó khăn,
               vừa xây dựng, bảo vệ chính quyền cách mạng, vừa ổn định đời sống, củng cố các tổ
               chức quần chúng, chú trọng xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng chuẩn bị cho cuộc
               kháng chiến lâu dài. Phong trào diệt “giặc đói”, “giặc dốt” giành được những thắng lợi
               to lớn, đời sống nhân dân từng bước ổn định, các quyền tự do, dân chủ được thực thi

               (1)  Đến tháng 8/1948, huyện Hưng Uông tách thành huyện Yên Hưng và Uông Bí. Về tên gọi của
               huyện sau khi sáp nhập, theo sách Lịch sử Đảng bộ thị xã Quảng Yên (1930 - 2020), có 2 tên gọi khác
               nhau: Uông Công (tr.19) và Hưng Uông (tr.89, 91, 92, 93, 94).
   207   208   209   210   211   212   213   214   215   216   217