Page 215 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 215
Phaàn III: Heä thoáng chính trò 215
Để chống lại âm mưu đen tối của kẻ thù, các cơ sở đảng và đoàn thể quần chúng tổ
chức cho nhân dân học tập, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, phát động
quần chúng đấu tranh bảo vệ máy móc, cơ sở sản xuất kinh tế, chuẩn bị điều kiện để
cán bộ ta về tiếp quản. Ngày 22/4/1955, nhân dân thị xã Quảng Yên và huyện Yên Hưng
náo nức đón bộ đội và cán bộ ta về tiếp quản. Cờ hoa, khẩu hiệu rợp trời. Thị xã Quảng
Yên và huyện Yên Hưng sạch bóng quân thù.
Giai đoạn 1955 - 1975
Năm 1955, sau khi huyện Yên Hưng và thị xã Quảng Yên được hoàn toàn giải phóng,
trong niềm vui hân hoan, các cấp ủy đảng lãnh đạo nhân dân tiến hành khắc phục hậu
quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa.
Về kinh tế, Đảng bộ huyện lãnh đạo nhân dân thực hiện cứu đói, tương trợ lẫn nhau
trong khắc phục hậu quả bão lụt, đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm, chú trọng
xây dựng các công trình thủy lợi, phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, ngư nghiệp... Công tác khai hoang phục hóa được tăng cường, diện tích gieo cấy,
năng suất, sản lượng lương thực tăng lên, nạn đói được giải quyết. Cuộc cải cách ruộng
đất được tiến hành góp phần triệt tiêu quyền sở hữu ruộng đất của bọn địa chủ cường
hào, xóa bỏ chế độ người bóc lột người ở nông thôn, ước mơ “người cày có ruộng” được
thực hiện.
Từ năm 1958, Huyện ủy lãnh đạo đẩy mạnh cải tạo nông nghiệp, xây dựng tổ đổi
công tiến tới hình thành các hợp tác xã nông nghiệp. Tháng 5/1959, toàn huyện có 46%
số hộ vào tổ đổi công và hợp tác xã. Đến cuối năm 1960, có 80% số hộ sản xuất nông
nghiệp (với 63,06% diện tích ruộng đất của huyện) vào hợp tác xã. Hệ thống thương
nghiệp quốc doanh và hợp tác xã mua bán cũng được hình thành. Năm 1959, huyện
Yên Hưng đã có 8 cửa hàng tổng hợp ở Phong Cốc, Uông Bí, Yên Lập, Rộc Vỏ, Liên Hòa,
Nam Hòa, Yên Hải, 7 cửa hàng chuyên doanh bán phân bón ở Khê Chanh, Phong Cốc,
Uông Bí, Liên Hòa, Yên Lập, 2 cửa hàng bán thịt lợn ở Phong Cốc, Uông Bí và một cửa
hàng ở Vàng Danh.
Từ năm 1961, bước vào thực hiện Kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965),
Đảng bộ huyện lãnh đạo nhân dân Yên Hưng thi đua đẩy mạnh sản xuất, củng cố và
phát triển các hợp tác xã nông nghiệp, thực hiện chế độ “3 khoán” và cuộc vận động “cải
tiến quản lý hợp tác xã, cải tiến kỹ thuật nhằm phát triển nông nghiệp toàn diện, mạnh
mẽ và vững chắc” do Bộ Chính trị phát động. Cuộc vận động cải tiến quản lý hợp tác xã
và phong trào phát triển sản xuất đạt nhiều kết quả tích cực. Thời điểm cuối tháng 6/1959,
toàn huyện xây dựng được 10 hợp tác xã nông nghiệp, tính cả hợp tác xã và tổ đổi công
có 4.955 hộ (chiếm gần 50% số hộ nông, ngư nghiệp) thì đến cuối năm 1965, huyện đã có
96 hợp tác xã (trong đó có 15 hợp tác xã bậc thấp, 81 hợp tác xã bậc cao) với 11.936 hộ,
chiếm 90% số hộ nông nghiệp.
Các hoạt động văn hóa, y tế, giáo dục có bước phát triển. Tình hình an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Đời sống nhân dân ổn định và từng bước
cải thiện.