Page 218 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 218

218    Ñòa chí Quaûng Yeân



               nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, đáp ứng yêu cầu của tình hình,
               nhiệm vụ mới.

                  Để phát triển nông nghiệp và phục vụ tốt hơn nhu cầu của nhân dân về nước sinh
               hoạt và sản xuất, Huyện ủy chỉ đạo đẩy mạnh phong trào làm thủy lợi, nhất là trong
               những năm 1976 - 1978, toàn huyện ra quân làm thủy lợi với khẩu hiệu “Cả huyện là
               một công trường lao động xã hội chủ nghĩa”, đắp đê phòng chống nước mặn, cải tạo đồng
               ruộng, xây dựng đập Yên Lập, thi công một số công trình trọng điểm như: Sông Khoai,
               kênh mương Yên Lập, kè đá Hà Nam, Điền Công, củng cố tuyến đê Đầm Nhà Mạc, lắp
               đặt xiphông Sông Chanh đưa nước từ hồ Yên Lập về Hà Nam... Hệ thống thủy lợi từng
               bước hoàn thiện tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp phát triển, góp phần cải thiện
               đời sống của nhân dân.

                  Để củng cố quan hệ sản xuất, các hợp tác xã được điều chỉnh quy mô cho phù hợp với
               tình hình mới. Huyện ủy cũng chỉ đạo quán triệt tinh thần Chỉ thị 100 của Ban Bí thư
               Trung ương Đảng (13/01/1981) về khoán sản phẩm trong các hợp tác xã nông nghiệp và
               tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân. Khoán 100 được thực hiện
               bước đầu khắc phục những hạn chế trong phương thức sản xuất cũ, góp phần ổn định
               đời sống nhân dân.

                  Bên cạnh nông nghiệp, sản xuất ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp
               được quan tâm. Vượt qua những khó khăn trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế,
               Yên Hưng vẫn cơ bản hoàn thành các kế hoạch và nghĩa vụ với Nhà nước.

                  Tuy có nhiều thuận lợi song cùng với tình hình chung của cả nước, giai đoạn 1976 -
               1985 vẫn là giai đoạn kinh tế - xã hội Yên Hưng gặp nhiều khó khăn. Thiên nhiên
               khắc nghiệt, hạn hán, bão lụt liên tiếp xảy ra; sâu bệnh, dịch bệnh phát triển; phương
               thức làm ăn tập thể trong tình hình mới bộc lộ một số hạn chế dẫn đến hiệu quả kinh
               tế thấp, các loại vật tư hàng hóa do Nhà nước cấp không đáp ứng được yêu cầu của
               huyện. Tư duy kinh tế nảy sinh từ mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội kiểu cũ, bộc
               lộ rõ nhất là tính chất tập trung quan liêu bao cấp trong sản xuất nông nghiệp, công
               nghiệp, thương nghiệp... trở thành rào cản trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong

               khi đó, Yên Hưng luôn phải có sự chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện cần thiết để nhận
               nhiệm vụ của cấp trên đối phó với cuộc chiến tranh phá hoại nhiều mặt do bọn phản
               động gây ra; việc một bộ phận cư dân Yên Hưng đi xây dựng kinh tế mới ở Uông Bí,
               Hạ Long hay các huyện miền Đông của tỉnh cũng tác động đến việc phân công lao động
               và đẩy mạnh sản xuất.

                  Trước hoàn cảnh khó khăn đó, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, Huyện ủy
               tập trung lãnh đạo nhân dân vượt lên khó khăn, chủ động, sáng tạo, đồng sức, đồng
               lòng từng bước tháo gỡ các trở ngại, phát huy tiềm năng, thế mạnh của quê hương để
               phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng, an ninh,
               trật tự xã hội, tham gia chi viện sức người, sức của cho mặt trận biên giới Tây Nam và
               biên giới phía Bắc, góp phần cùng nhân dân cả nước bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn
               vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
   213   214   215   216   217   218   219   220   221   222   223