Page 210 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 210
210 Ñòa chí Quaûng Yeân
đảng viên (gồm các đồng chí: Nguyễn Văn Luận, Dương Đình Thắng, Nguyễn Phú Cảnh,
đồng chí Quyết và đồng chí Xứng), do đồng chí Nguyễn Văn Luận làm Bí thư. Sau đó, số
lượng đảng viên của chi bộ tăng lên 10 đồng chí. Hầu hết đảng viên của chi bộ đều làm
việc ở Nhà máy Kẽm Quảng Yên, cũng có đồng chí là thợ thủ công ở tỉnh lỵ.
Sự ra đời của Chi bộ Nhà máy Kẽm Quảng Yên đã thúc đẩy phong trào cách mạng
của nhân dân lao động. Sách báo của Đảng được phổ biến trong quần chúng, tạo điều
kiện nâng cao ý thức chính trị và phát huy sức mạnh đoàn kết của quần chúng trong
đấu tranh.
Ngày 04/4/1940, Khu ủy B quyết định thành lập Chi bộ Rãng Động - chi bộ nông thôn
đầu tiên của Yên Hưng, gồm 5 đảng viên, do đồng chí Nguyễn Phú Cảnh làm Bí thư.
Chi bộ Rãng Động ra đời phù hợp với chủ trương của Trung ương Đảng về việc rút một
số cơ sở của đảng bị lộ ở thành thị về nông thôn, khẩn trương chuyển sang giai đoạn mới
của cách mạng, tiến tới chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền theo Nghị quyết Trung
ương Đảng tháng 11/1939.
Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chi bộ Rãng Động, phong trào quần chúng ở địa
phương phát triển sôi nổi, lan ra các xã xung quanh như Phục Lễ, Phả Lễ, Tràng Kênh
(huyện Thủy Nguyên); quần chúng công khai tham gia các cuộc mít tinh, đọc sách báo
của Đảng. Đoàn Thanh niên phản đế được thành lập, gồm 30 đảng viên hăng hái, tích
cực làm nòng cốt cho phong trào quần chúng, đội tự vệ được thành lập, vũ trang chiến
đấu bằng vũ khí thô sơ.
Tháng 5/1940, dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng Nhà máy Kẽm Quảng Yên, cuộc bãi
công của công nhân Nhà máy Kẽm Quảng Yên nổ ra, đòi tăng lương, cải thiện đời sống
và điều kiện làm việc. Tuy nhiên, do chuẩn bị chưa chu đáo, thiếu cảnh giác với địch nên
cuộc bãi công bị đàn áp. Tại Rãng Động, do bị khủng bố dữ dội, nhiều cán bộ, đảng viên
và quần chúng tích cực bị địch bắt tra tấn, xét xử. Sau thất bại của các cuộc đấu tranh,
Chi bộ Nhà máy Kẽm Quảng Yên và Chi bộ Rãng Động đều bị tổn thất lớn, không thể
tiếp tục hoạt động, song tinh thần cách mạng của nhân dân Yên Hưng vẫn vững vàng,
kiên định.
Năm 1942, phong trào Việt Minh ở Quảng Yên bắt đầu phát triển. Đồng chí Đoàn
Quang Thìn - một cán bộ của Đảng hoạt động ở Huế bị địch bắt tù, rồi đưa về quản thúc
ở Yên Hưng đã liên lạc được với Xứ ủy Bắc Kỳ, nhận chỉ thị, nghị quyết của cấp trên,
gây được một số cơ sở Việt Minh trong khu vực thị xã Quảng Yên và huyện Yên Hưng.
Đồng chí Đoàn Quang Thìn liên hệ với đồng chí Nguyễn Văn Luận và một số đảng viên
khác đang bị giam trong nhà tù thị xã để triển khai các kế hoạch hoạt động.
Đầu năm 1943, các đoàn thể Việt Minh ở thị xã Quảng Yên và các xã Yên Trì,
Quỳnh Lâu, Nam Hòa, Phong Cốc, Trung Bản của huyện Yên Hưng được thành lập và
hoạt động sôi nổi dưới hình thức Hội Truyền bá chữ quốc ngữ, Hội thể thao, văn nghệ,
buôn bán...
Tháng 8/1944, Chi bộ Rãng Động được phục hồi, tích cực tuyên truyền, vận động
quần chúng nhân dân tham gia các đoàn thể như Thanh niên cứu quốc, Phụ nữ cứu
quốc, Nông dân cứu quốc... Phong trào tập luyện quân sự, quyên góp tiền mua sắm vũ