Page 384 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 384
384 Ñòa chí Quaûng Yeân
Về dịch vụ hậu cần nghề cá và tiêu thụ, chế biến thủy sản:
Quảng Yên có hơn 30 cơ sở đóng tàu thuyền ở Nam Hòa, Quảng Yên, Hà An, Phong
Hải có khả năng sửa chữa, cải hoán, nâng cấp, đóng mới các tàu thuyền nghề cá. Đặc
biệt cụm công nghiệp đóng và sửa chữa tàu Hà An có thể đóng, sửa chữa các tàu trọng
tải từ 10.000 - 15.000 mã lực (CV).
Đến nay, thị xã đã quy hoạch, xây dựng một khu neo đậu, tránh trú và có chức năng
là bến cá, chợ cá đầu mối tại khu vực Bến Giang (phường Tân An) và xã Hoàng Tân.
Ngoài cảng cá Bến Giang còn một số bến cá nhỏ ở Phong Hải, Quảng Yên...
Các xã, phường đều có các cơ sở sản xuất, cung ứng dịch vụ các loại vật tư, nguyên,
nhiên, vật liệu cho ngành thủy sản như: đại lý thức ăn, chế phẩm hóa chất, thuốc phòng trị
bệnh phục vụ cho nuôi trồng thủy sản, cơ sở đan lưới, sản xuất nước đá, cung ứng các dịch
vụ sinh hoạt đi biển; các đại lý thu mua, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm thủy sản.
Trên địa bàn có một cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu là Công ty Cổ phần Xuất khẩu
thủy sản II Quảng Ninh, sản phẩm đã xuất được sang thị trường Nhật Bản, EU, Trung
Quốc. Tại thị xã cũng có 5 cơ sở sản xuất và cung cấp giống thủy sản cho các hộ nuôi
như: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thủy sản Minh Hàn, Công ty Cổ phần Thủy sản
Tân An, Cơ sở 2 - Trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản, Trạm thực nghiệp -
Trung tâm Khuyến nông Quảng Ninh, Trung tâm Khoa học kỹ thuật và Sản xuất giống
thủy sản Quảng Ninh.
Với đường bờ biển dài hơn 30 km cùng những điều kiện tự nhiên thuận lợi, thị xã
Quảng Yên đang tập trung đẩy mạnh phát triển nuôi trồng và khai thác thủy hải sản,
từng bước đưa ngư nghiệp trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần nâng cao đời
sống nhân dân và đóng góp vào sự phát triển bền vững của thị xã trong tương lai.
II. Nuôi trồng thủy hải sản
1. Nuôi trồng thủy hải sản trước năm 1955
Trước năm 1955, cư dân Yên Hưng chủ yếu khai thác, đánh bắt cá tự nhiên, việc nuôi
trồng chưa phổ biến, chỉ dừng lại ở việc nuôi thả tại các ao, hồ trong làng. Giống khai
thác tự nhiên, gồm các loại: chép, trắm, mè, trôi, rô, trê, lươn, tôm...
Người dân Yên Hưng xưa đã biết khai thác thủy sản từ nguồn lợi ven Sông Chanh,
sông Bạch Đằng, sông Bình Hương, Sông Rút, Sông Khoai... Dần dần, người dân đắp
đập, nâng cao bờ thành đầm, tạo cống cho nước ra, vào. Tôm, cá trong đầm sinh sôi
mạnh, khi cá đủ lớn người ta đổ đầm để thu hoạch. Khi hệ thống đê điều hình thành,
việc đắp đầm thuận lợi hơn. Ở thời điểm đó, khu vực đảo Hà Nam thường xuyên bị nước
mặn xâm nhập, người dân chờ lúc thủy triều xuống đắp đất thành những ô nhỏ và mở
một số cống cho nước thoát ra ngoài. Quai đê lựa theo dòng nước để cho thủy triều khi
lên xuống, dù chảy xiết cũng không vỗ vào mặt hoặc móc vào chân đê, xói mòn làm lở
đê. Sau khi nước mặn rút xuống, cống được đóng lại. Từ những ô nhỏ, người dân phá
thành những ô lớn, đồng thời đẵn cây, phát cỏ, cuốc xới cho thuần bùn, củng cố lại quai
đê cho chắc. Ruộng đất khai thác được độ chua cao, phải đợi trời mưa xuống lấy nước
ngọt ngâm rửa nhiều lần cho thuần đất. Trong thời gian rửa ruộng, người dân tận dụng
để bắt cá, tôm tự nhiên.