Page 387 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 387
Phaàn IV: Kinh teá 387
Những năm 1991 - 1994, huyện tăng cường công tác quy hoạch cải tạo đầm nuôi,
thành lập trung tâm giống thủy sản để chủ động nguồn giống; bước đầu đưa vào nuôi
thành công giống tôm sú, tôm he, sò huyết và một số giống thủy sản nước ngọt. Phương
pháp nuôi trồng chuyển dần từ quảng canh năng suất bấp bênh sang phương pháp bán
thâm canh, chú ý nuôi đặc sản. Một số mô hình kinh tế trang trại, ngư trại và những
hình thức hợp tác sản xuất, kinh doanh nghề cá mang tính tự nguyện của ngư dân xuất
hiện và đem lại hiệu quả.
Tính đến hết năm 1994, toàn huyện có 7.884 ha diện tích mặt nước đưa vào quản
lý, khai thác nuôi trồng thủy sản với 106 đầm, trong đó tập thể 14 đầm, 92 đầm hộ gia
đình, giải quyết việc làm cho 1.000 lao động. Ngoài ra, huyện còn có hàng trăm héc-ta
bãi triều nuôi sò huyết, hàu, hà. Năng suất bình quân đạt từ 150 - 200 kg/ha, có đầm đạt
250 - 300 kg/ha như Hợp tác xã Yên Hải 1, Hợp tác xã Liên Vị. Sản lượng năm 1991 đạt
2.540 tấn, đến hết năm 1994 đạt 3.200 tấn. Tổng doanh thu của ngành nuôi thủy sản từ
8 - 10 tỷ đồng, trong đó có đơn vị thu cao nhất như Hợp tác xã Liên Vị năm 1993 - 1994
thu 3 tỷ đồng/năm, Hợp tác xã Yên Hải 1,1 tỷ đồng/năm, Hợp tác xã Phong Cốc, Yên Hải
2 thu 400 - 500 triệu đồng/năm .
(1)
Từ năm 1995 - 2000, Yên Hưng phát triển mạnh nuôi tôm sú. Tôm sú được đưa vào
nuôi khảo nghiệm năm 1995, mặc dù thời tiết không thuận lợi song vẫn cho kết quả thu
hoạch trên 8 tấn. Từ năm 1996, phong trào nuôi tôm sú ở Đầm Nhà Mạc, Kênh Tráp,
Hà An 2, Yên Giang, Hiệp Hòa, Sông Khoai, Hoàng Tân phát triển mạnh mẽ và có hiệu
quả kinh tế cao, tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động, nhiều gia đình nuôi tôm
sú có thu nhập từ 50 - 100 triệu đồng/năm. Số lượng tôm sú nhập vào hằng năm cũng
tăng lên, năm 1996 đưa vào ương nuôi 1,72 triệu con P15, đến năm 2000 đưa vào trên
50 triệu con .
(2)
Ngày 02/3/2001, Huyện ủy Yên Hưng ban hành Nghị quyết số 11-NQ/HU “về việc
phát triển ngành kinh tế thủy sản giai đoạn 2001 - 2005”, với quyết tâm phát triển
thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, Huyện ủy chỉ đạo quy hoạch chi
tiết vùng nuôi trồng thủy sản tập trung Đông Yên Hưng, lập dự án chuyển một số diện
tích cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản ở các xã: Sông Khoai, Hà An, Tiền
Phong, tổ chức đấu thầu đầm nuôi trồng thủy sản do các hợp tác xã quản lý. Ủy ban
nhân dân huyện lập đề án quy hoạch, chia nhỏ diện tích đầm thủy sản đối với những
đầm tập thể để có điều kiện đầu tư thâm canh và xây dựng cơ chế hỗ trợ các mô hình
điểm cho phát triển thủy sản trên địa bàn. Đến năm 2005, diện tích nuôi trồng thủy sản
trên địa bàn huyện là 7.400 ha, 10 dự án nuôi công nghiệp trên diện tích 580 ha, 200 ha
cấy lúa kém hiệu quả được chuyển sang nuôi trồng thủy sản .
(3)
Từ sau năm 2005, huyện tiếp tục chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang
nuôi trồng thủy sản, trong đó tôm thẻ chân trắng được nuôi khá nhiều. Thời gian đầu,
(1) Ủy ban nhân dân huyện Yên Hưng: Báo cáo về phong trào nuôi trồng thủy sản huyện Yên Hưng
1991 - 1995, 1995, tr.2.
(2) Đảng bộ huyện Yên Hưng: Chuyên đề phát triển kinh tế thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
của huyện Yên Hưng, 2000, tr.2.
(3) Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Quảng Yên: Lịch sử Đảng bộ thị xã Quảng Yên (1930 - 2020), sđd,
tr.327-328.