Page 385 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 385
Phaàn IV: Kinh teá 385
Thời phong kiến - thực dân, cá nuôi chủ yếu giới hạn trong hộ nông dân với quy mô
ao, đầm nhỏ, giống cá khai thác tự nhiên sẵn có ở sông, hồ, đầm, ruộng (mè, trôi, chép,
rô, trê, tôm, lươn, cua...). Vùng nước lợ ven sông Bạch Đằng, nhân dân đắp đầm nuôi
tôm, cá. Nuôi thủy sản thời kỳ này chưa trở thành phong trào lớn, chủ yếu nuôi theo
hình thức quảng canh, nuôi thả tự nhiên, năng suất chưa cao, song những kinh nghiệm,
kỹ thuật nuôi trồng thủy sản đã được đúc kết, truyền lại qua nhiều thế hệ.
2. Nuôi trồng thủy hải sản từ năm 1955 đến nay
Sau năm 1955, quê hương được hoàn toàn giải phóng, các biện pháp nhằm khôi phục
kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh bắt đầu được thực hiện. Lĩnh vực nuôi trồng
thủy sản cũng có bước tiến mới và đạt được những kết quả tích cực.
Trong cải cách ruộng đất năm 1956, ruộng đất được chia cho các hộ nông dân. Những
năm 1958 - 1959, phong trào xây dựng tổ đổi công, hợp tác xã nông nghiệp phát triển,
nông dân đóng góp tư liệu sản xuất vào làm ăn tập thể.
Từ năm 1960, nhiều hợp tác xã nông nghiệp ở Yên Hưng đã tổ chức đắp đầm nuôi
trồng thủy sản. Phong trào được mở rộng, Yên Hưng trở thành điểm phát triển mạnh
nghề nuôi trồng thủy hải sản. Năm 1961, với kinh nghiệm quai đê lấn biển, Hợp tác xã
Hòa Bình, thôn Vị Dương, xã Liên Vị (Yên Hưng) đã huy động xã viên đắp đầm tại khu
vực Kênh Tráp rộng 200 ha, nuôi tôm cá nước mặn, nước lợ. Năm 1962, được Tổng cục
Thủy sản, Ty Thủy sản khu Hồng Quảng hỗ trợ vốn và được chuyên gia Trung Quốc
hướng dẫn kỹ thuật, Hợp tác xã Hòa Bình xây thí điểm hai cống lấy giống tự nhiên từ
ngoài biển vào đầm để nuôi. Thành công của Hợp tác xã Hòa Bình đánh dấu mốc đầu
tiên về áp dụng kỹ thuật đắp đê, xây cống, kỹ thuật lấy giống và thu hoạch trong nghề
nuôi trồng thủy hải sản ở Quảng Ninh. Đầm nuôi cá nước mặn, nước lợ Hòa Bình như
một mô hình tốt được lan truyền trong những năm 60 của thế kỷ XX. Ngoài đầm nuôi
thủy sản của Hợp tác xã Hòa Bình còn có đầm của Hợp tác xã Minh Hà (xã Liên Hòa)
cũng thuộc khu vực Kênh Tráp, đầm Quyết Thắng (xã Liên Vị), đầm Đồng Phú (xã Yên
Hải) nằm trong khu vực bãi triều nhà Mạc, đầm Hà An của Hợp tác xã vận tải ... Cũng
(1)
trong đầu những năm 60 của thế kỷ XX, Quốc doanh nuôi cá Tiền Phong ở Hà Nam là
nơi phát triển mạnh nghề nuôi cá nước ngọt .
(2)
Từ năm 1965, tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo huyện Yên Hưng phát triển nuôi trồng thủy
hải sản ở hệ thống bãi triều ven biển với mục tiêu đưa Yên Hưng trở thành trọng điểm
xây dựng vùng tập trung về nuôi trồng thủy hải sản của tỉnh và khu vực. Cuối năm
1965, Hợp tác xã Quyết Tiến ở Liên Hòa đạt sản lượng 781 tấn cá, chế biến 300.000 lít
nước mắm, đây là hợp tác xã điển hình của ngành cá tỉnh Quảng Ninh năm 1965 .
(3)
Trong giai đoạn chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ra miền Bắc, nuôi trồng
thủy hải sản gặp nhiều khó khăn, các đầm nuôi hầu hết tập trung ở các bãi triều dọc
sông Bạch Đằng, là nơi thường xuyên bị máy bay Mỹ tập trung đánh phá. Năm 1968,
đầm nuôi của Hợp tác xã Hòa Bình và Minh Hà bị bom Mỹ phá vỡ hàng trăm mét đê,
(1) Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh: Địa chí Quảng Ninh, tập 2, sđd, tr.394.
(2) TS Phạm Văn Lợi, Đặng Ngọc Hà (Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia
Hà Nội): Yên Hưng từ 1945 đến nay, vai trò kinh tế và vị thế chính trị - xã hội, Đô thị Quảng Yên,
truyền thống và định hướng phát triển, sđd, tr.120-121.
(3) Báo Quảng Ninh số 462, thứ 3, 03/02/1967, tr.3.