Page 388 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 388
388 Ñòa chí Quaûng Yeân
do thiếu vốn, các hộ gia đình chủ yếu nuôi tôm theo hình thức quảng canh nên hiệu quả
kinh tế không cao. Về sau, nhờ chuyển đổi mô hình nuôi tập trung và ứng dụng công
nghệ sinh học, lót bạt đáy, sục khí, quạt nước,... tôm thẻ chân trắng đem lại năng suất
và hiệu quả kinh tế cao hơn. Cùng với nuôi tôm thẻ chân trắng, nhiều mô hình nuôi
trồng thủy sản mới được các hộ dân đưa vào sản xuất khá hiệu quả như mô hình nuôi
hà sú treo dây, cua biển , hàu, hà... Riêng tại các xã thuộc khu vực đảo Hà Nam, nuôi
(1)
hà sú treo dây có khoảng 400 ha, nuôi hàu cửa sông gần 100 ha, nuôi cua biển kết hợp
tôm, cá 5.500 ha. Yên Hưng cũng đã tiếp nhận và ứng dụng khoa học công nghệ trong
sản xuất giống thủy sản tại chỗ, hằng năm sản xuất được 1 triệu giống cua biển, 6 - 7
triệu giống tôm sú và thử nghiệm sản xuất hàu, hà, ngán .
(2)
Mô hình nuôi tôm nước lợ của các hộ gia đình ở phường Hà An đem lại hiệu quả kinh tế cao
(Ảnh: tư liệu)
Những năm 2011 - 2015, nuôi trồng thủy sản tiếp tục chuyển từ hình thức quảng
canh sang bán thâm canh và thâm canh, đa dạng các giống thủy sản có giá trị kinh tế
cao, phù hợp với từng vùng nuôi trên địa bàn. Hằng năm, sản lượng nuôi trồng duy trì
trên 5.600 tấn. Từ năm 2013, thị xã triển khai phát triển diện tích sản phẩm hàu,
(3)
(1) Cua biển Quảng Yên có chất lượng tốt, vị ngọt đặc trưng. Nuôi cua thương phẩm không quá vất vả,
rủi ro như tôm công nghiệp, khoảng 4 tháng có thể thu hoạch, một năm thu được 2 vụ. Thức ăn của
cua cũng không quá cầu kỳ, trừ tháng đầu tiên phải chăn bằng thức ăn công nghiệp, còn lại sử dụng
nguồn thức ăn có sẵn trong tự nhiên. Hiện nay, Quảng Yên đang tích cực đẩy mạnh xây dựng và phát
triển nhãn hiệu chứng nhận “Cua biển Quảng Yên” nhằm bảo vệ và quảng bá sâu rộng thương hiệu
cua biển, góp phần đa dạng hóa các sản phẩm OCOP mang tính đặc trưng của thị xã.
(2) Ngán là loại hải sản có giá trị kinh tế cao, nuôi ngán không tốn thức ăn vì ngán tự lọc lấy thức ăn
tự nhiên trong môi trường nước. Ngán tự nhiên thường sống trong các khu rừng ngập mặn, tuy nhiên
vì phong trào phá rừng ngập mặn nuôi tôm đã ảnh hưởng đến môi trường sinh sống của ngán, nên
hiện nay ngán tự nhiên chỉ còn ở khu Đầm Nhà Mạc. Năm 2014, đặc sản ngán Quảng Ninh được Cục
Sở hữu trí tuệ cấp Văn bằng bảo hộ Chỉ dẫn địa lý, tuy nhiên do chưa sản xuất được giống nhân tạo
nên sản phẩm này ngày càng hiếm và giá thành cao. Cuối năm 2015, hơn 2.000 con ngán giống cấp
II được nuôi thành công ở khu vực rừng ngập mặn của xã Hoàng Tân, phường Tân An, đây là thành
công mở ra triển vọng mới cho nghề nuôi ngán mang thương hiệu chỉ dẫn địa lý ở Quảng Yên.
(3) Năm 2011, thị xã Quảng Yên được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của huyện Yên Hưng.