Page 393 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 393
Phaàn IV: Kinh teá 393
- Tổng Hà Nam có 6/10 xã có nghề cá, gồm:
Xã Cẩm La có phường chã 2 dây, chã tôm và phường dể.
Xã Phong Cốc có các phường cá: phường chã Thượng Kiêu, cầu Chõ, cụm Đường, xóm
Thượng, xóm Nhà Vi và phường xóm Đông.
Xã Trung Bản có phường Trung Bản và phường xóm Đông.
Xã Yên Đông có phường chã 2 dây.
Xã Quỳnh Biểu có phường chắn đọn.
Xã Lưu Khê có phường câu cá uốp, cá đù, cá song, cá róc và phường chắn đăng .
(1)
Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1954, do chiến tranh, nghề cá khó
phát triển, ngư dân làm nghề cá sống bấp bênh, vất vả. Tháng 4/1955, quân Pháp rút
khỏi thị xã Quảng Yên và huyện Yên Hưng. Quê hương được giải phóng, song nền kinh tế
bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nghề cá giảm sút, thuyền lưới cũ nát, nhiều người không
có tiền để sửa chữa hoặc không có thuyền để làm nghề sinh sống phải bỏ nghề hoặc đi ở
nhờ. Nạn đói hoành hành khắp Yên Hưng, Quảng Yên từ cuối năm 1954 kéo dài tới giữa
năm 1955. Đặc biệt từ ngày 25 - 27/9/1955, một cơn bão lớn đổ bộ vào Yên Hưng, đê Hà
Nam bị vỡ, nhà cửa ngập lụt, nhiều người chết đuối, tài sản cuốn trôi, có nơi cả xóm bị
cuốn sạch, nhiều phương tiện đánh cá và ngư dân mất tích..., nghề cá ảnh hưởng nặng nề.
Khai thác thủy hải sản từ năm 1955 đến nay
Từ sau năm 1955, cùng với quá trình khắc phục nạn đói và thực hiện kế hoạch 3 năm
phục hồi kinh tế, đời sống nhân dân từng bước ổn định, với sự khuyến khích tạo điều
kiện của các cấp chính quyền, nghề cá bắt đầu được khôi phục lại.
Năm 1958, các hộ gia đình ngư dân tại Yên Hưng tập trung thành các hợp tác xã
nghề cá, góp thuyền, lưới, ngư cụ vào làm ăn tập thể. Đời sống ngư dân từng bước được
cải thiện. Theo Báo cáo điều tra nghề cá năm 1958 ở huyện Yên Hưng, trong 18 gia
đình của các làng cá khu vực Hà Nam cho thấy, không kể thu nhập trong sản xuất nông
nghiệp, chỉ tính thuần túy thu nhập từ nghề cá đã đạt bình quân 1,6 - 1,8 triệu đồng/hộ,
quy ra thóc được khoảng 8,5 tấn .
(2)
Năm 1961, Hợp tác xã ngư nghiệp Quyết Tiến (xã Liên Hòa) ra đời trên cơ sở sáp
nhập hai hợp tác xã: Tân Tiến (thôn Lưu Khê) và Quyết Tiến (thôn Quỳnh Biểu).
Hợp tác xã Quyết Tiến sau khi hợp nhất đã đẩy mạnh sản xuất, tăng cường khai thác,
đánh bắt cá, bám biển ngày đêm, tích cực cải tiến phương pháp đánh bắt đạt hiệu quả,
góp phần nâng cao đời sống bà con ngư dân. Đây cũng là hợp tác xã ngư nghiệp tiêu biểu
của huyện Yên Hưng đạt nhiều thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất, khai thác
đánh bắt thủy hải sản.
Những năm chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ (1965 - 1972), mặc
dù bị ảnh hưởng bởi sự phong tỏa, đánh phá của kẻ thù, song ngư dân Yên Hưng vẫn
kiên quyết bám biển, bám thuyền, vừa sản xuất vừa chiến đấu. Các hoạt động khai thác
tuyến ven bờ như lưới vùi, lưới chắn, xăm, đọn, đăng... tiếp tục được cải tiến, trang bị
(1) Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh: Địa chí Quảng Ninh, tập 2, sđd, tr.350-352.
(2) Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh: Địa chí Quảng Ninh, tập 2, sđd, tr.359.