Page 394 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 394
394 Ñòa chí Quaûng Yeân
mới, phương thức đánh bắt thay đổi nên sản lượng đánh bắt tăng lên rõ rệt. Hợp tác xã
Quyết Tiến nhờ cải tiến nghề xăm đọn và được coi là nghề chủ đạo của hợp tác xã, từ
11 vàng phát triển lên 16 rồi 31 vàng. Lưới được cải tiến theo hướng chồng cao, nối
dài. Tấm lưới trước chỉ cao 1 m được nâng lên 3,2 - 4,8 m, trước chỉ dài 10 m, được
nâng lên 15 m. Một vàng lưới nâng lên có chiều dài 1.800 - 2.000 m, đưa năng suất từ
20 - 25 tấn/vàng lên 40 - 45 tấn/vàng. Sản lượng hằng năm từ 270 tấn tăng lên 670 tấn,
chiếm 86% sản lượng của hợp tác xã, trở thành lá cờ đầu của toàn tỉnh về kiêm nhiều
nghề và thuyền hoạt động được quanh năm .
(1)
Khi đế quốc Mỹ tạm ngừng ném bom bắn phá miền Bắc, ngày 17/6/1970, Huyện ủy Yên
Hưng họp hội nghị, xác định củng cố lại các hợp tác xã nghề cá. Đến cuối năm 1970, toàn
huyện có 7 hợp tác xã ngư nghiệp với 466 hộ, 2.489 khẩu, 944 lao động, 278 thuyền. Trong
năm 1970, huyện đánh bắt được 929 tấn cá biển, 57 tấn hải đặc sản, 229 tấn cá nuôi .
(2)
Những năm 80, các hợp tác xã ngư nghiệp tiếp tục được củng cố, gắn với tổ chức lại
sản xuất, thực hiện phương châm kết hợp giữa đánh bắt với nuôi trồng cá, tôm để tăng
sản lượng. Huyện ủy chủ trương tiếp tục tu bổ, bồi trúc xây dựng thêm cống máng ở khu
Đầm Nhà Mạc, mở rộng đầm nuôi tôm cá ở Hoàng Tân lên 30 ha và ở kênh Cái Tráp lên
180 ha. Năm 1981, khai thác được 150 tấn tôm, cá các loại .
(3)
Trước năm 1986, nghề cá ở Yên Hưng có quy mô nhỏ, hoạt động vùng gần bờ là
chính. Từ năm 1986, nghề cá bắt đầu chuyển dịch theo hướng tăng cường khai thác
vùng biển xa bờ, hướng vào các đối tượng khai thác có giá trị cao và các đối tượng xuất
khẩu. Trong 2 năm (1987 - 1988), huyện đầu tư tiền vốn xây dựng hệ thống đầm nuôi
trồng và mua sắm trang thiết bị phục vụ đánh bắt theo phương châm “Nhà nước và
nhân dân cùng làm”. Công tác hậu cần (cung ứng vật tư, xăng dầu và tiêu thụ sản
phẩm) được quan tâm hơn. Việc cải tiến công tác quản lý, bám sát ngư trường cũng
được thực hiện tốt hơn.
Những năm 1991 - 1995, nhằm tăng năng lực đánh bắt, ngư dân được khuyến khích
hướng dẫn khoa học kỹ thuật, tạo điều kiện vay vốn ưu đãi để mua sắm các phương tiện
đánh bắt. Một số hộ hùn vốn mua sắm phương tiện đánh bắt công suất lớn, có khả năng
đánh bắt xa bờ. Qua đó, góp phần tăng sản lượng hải sản khai thác được. Năm 1991,
sản lượng khai thác hải sản đạt 1.800 tấn (trong đó tôm các loại 120 tấn); năm 1995 đạt
2.145 tấn (trong đó tôm các loại 160 tấn) .
(4)
Số tàu thuyền có công suất trên 90 CV tăng nhanh, nhất là từ sau năm 1997, khi có
chủ trương phát triển khai thác xa bờ và ổn định khai thác vùng ven bờ, thời điểm bắt
đầu triển khai chương trình vay vốn tín dụng đầu tư đóng tàu đánh bắt xa bờ. Riêng
các xã thuộc khu vực đảo Hà Nam, các đội tàu thuyền đánh bắt lên tới gần 300 chiếc,
trong đó có một số cặp tàu đánh bắt xa bờ có công suất 400 CV. Đến hết năm 2000, toàn
huyện có trên 642 phương tiện tàu thuyền chuyên nghiệp làm nghề khai thác với tổng
công suất máy 10.280 CV, trong đó có một số tàu lắp 2 - 3 máy 15 - 22 CV để vươn ra
(1) Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh: Địa chí Quảng Ninh, tập 2, sđd, tr.368-369.
(2) Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Quảng Yên: Lịch sử Đảng bộ thị xã Quảng Yên (1930 - 2020), sđd, tr.187.
(3) Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Quảng Yên: Lịch sử Đảng bộ thị xã Quảng Yên (1930 - 2020), sđd, tr.243.
(4) Ủy ban nhân dân huyện Yên Hưng: Niên giám thống kê huyện Yên Hưng 1986 - 2000, tr.135.