Page 397 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 397
Phaàn IV: Kinh teá 397
Bên cạnh hoạt động chế biến hải sản xuất khẩu của Công ty Xuất khẩu thủy sản II
Quảng Ninh, trên địa bàn thị xã còn có các đơn vị, cơ sở chế biến những mặt hàng ẩm thực
mang hương vị đặc trưng của địa phương như: nước mắm Phu Hiền, ruốc tép - mắm
tép chưng thịt Nguyên Nhàn, ruốc tép Long Thương... Đây đều là sản phẩm OCOP của
Quảng Yên bên cạnh các sản phẩm OCOP khác của thị xã như: Trứng gà Tân An, Rau
an toàn Việt Long...
Chế biến thủy hải sản sau năm 1955, nhất là từ năm 1993 trở lại đây có nhiều tiến
bộ nhờ áp dụng công nghệ chế biến hiện đại, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng
thời gian bảo quản và giá trị kinh tế của các sản phẩm thủy hải sản.
Tuy nhiên, ngoài các cơ sở chế biến thủy sản đông lạnh được công nhận, hoạt động
sản xuất, chế biến thủy hải sản trên địa bàn thị xã chủ yếu diễn ra ở quy mô nhỏ lẻ hộ
gia đình, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh. Do đó cần quan tâm đầu tư hơn
trong khâu chế biến, kết hợp chặt chẽ với việc khai thác và bảo quản sản phẩm sau
khai thác.
3. Định hướng phát triển việc khai thác, chế biến thủy hải sản trên địa bàn
thị xã Quảng Yên thời gian tới
Đối với việc khai thác thủy hải sản:
Để đạt các mục tiêu từ nay tới năm 2025 - 2030 về khai thác thủy hải sản, thị xã đề
ra các biện pháp cụ thể như:
Tăng cường khai thác hiệu quả thủy sản vùng khơi trên cơ sở trữ lượng nguồn lợi
thủy sản; xây dựng cơ cấu tàu thuyền, nghề nghiệp. Tổ chức lại hoạt động khai thác hải
sản vùng lộng, ven bờ và khai thác nội địa hợp lý, gắn phát triển sinh kế của cộng đồng
ngư dân với nuôi trồng thủy sản và du lịch sinh thái.
Khai thác thủy sản xa bờ theo hướng đầu tư thiết bị hiện đại (áp dụng các trang
thiết bị dò cá, ra-đa, đo sâu, thông tin GIS (Geographic Information Systems - hệ thống
thông tin địa lý), hầm bảo quản theo công nghệ mới, thiết bị phân loại cá...), đóng mới
tàu thuyền, hạ tầng kỹ thuật và hậu cần nghề cá hiện đại. Hoạt động khai thác theo
hướng bền vững gắn với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
Giảm hợp lý tàu công suất nhỏ, tăng số lượng tàu công suất lớn, khai thác vùng biển
xa bờ. Phấn đấu đến năm 2025 thị xã có 2.000 tàu khai thác thủy sản, trong đó: 250 tàu
có chiều dài trên 15 m đáp ứng quy định mới; khoảng 500 tàu từ 12 m đến dưới 15 m;
khoảng 1.100 tàu từ 6 đến 12 m, 150 tàu dưới 6 m.
Cơ cấu nghề khai thác theo các họ nghề chính (chụp mực 22%, lưới rê 30%, lưới kéo
10%; nghề câu 5%) và nghề khác. Cấm một số nghề đánh bắt tôm, cá nhỏ chưa trưởng
thành gây suy giảm nguồn lợi như: te, xiệp, đáy...
Tổ chức lại sản xuất trên biển theo mô hình tổ đội, tập đoàn, liên tập đoàn, hợp tác xã
đối với khai thác xa bờ và mô hình đồng quản lý đối với vùng biển ven bờ; áp dụng khoa
học công nghệ trong bảo quản sản phẩm để giảm tổn thất sau thu hoạch từ 30% xuống
còn 20%. Khai thác gắn với bảo vệ và phát triển nguồn lợi.