Page 401 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 401

Phaàn IV: Kinh teá    401



               Mặc dù quy mô sản xuất của các xí nghiệp, cơ sở sản xuất còn nhỏ và sản phẩm chưa
               phong phú, song đây chính là tiền đề cho sự phát triển ngành công nghiệp hiện đại của
               thị xã Quảng Yên sau này.

                  2.2. Từ năm 1976 - 1985

                  Sau khi đất nước thống nhất, để phục hồi kinh tế và đưa đất nước đi lên, tại Đại hội
               đại biểu toàn quốc lần thứ IV (1976), Đảng xác định đường lối chung của cách mạng xã
               hội chủ nghĩa và đường lối phát triển công nghiệp của nước ta trong giai đoạn mới là:
               Đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã
               hội, đưa nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Đại hội cũng thông
               qua Kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ hai (1976 - 1980) với trọng tâm là xây dựng chủ
               nghĩa xã hội và công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
                  Thực hiện Kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1980), sản xuất công nghiệp - tiểu thủ
               công nghiệp được huyện Yên Hưng chú trọng hơn. Trong những năm 1976 - 1980, mặc
               dù gặp nhiều khó khăn về nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và đời sống của cán bộ, công
               nhân, song các cơ sở vẫn quyết tâm giữ vững sản xuất. Sản xuất vật liệu xây dựng, cơ
               khí có bước phát triển, công nghiệp chế biến được duy trì nhờ nguyên liệu sẵn có từ
               ngành thủy sản. Năm 1977, xí nghiệp gạch sản xuất được gần 10 triệu viên, vượt kế
               hoạch đề ra và là đơn vị đầu tiên hoàn thành kế hoạch. Mặc dù sản xuất công nghiệp có
               bước phát triển song tốc độ phát triển còn chậm, quy mô sản xuất còn nhỏ, các xí nghiệp
               địa phương và Trung ương liên kết chưa chặt chẽ với nhau.

                  Đầu những năm 1980 - 1981, cơ chế quản lý đối với các doanh nghiệp nhà nước có
               sự thay đổi theo hướng tăng quyền chủ động, tự chủ cho các doanh nghiệp, các doanh
               nghiệp được chủ động trong chi trả tiền lương, tự tạo nguồn nguyên liệu bổ sung cho
               lượng nguyên liệu được Nhà nước cấp. Sự đổi mới trong cơ chế quản lý đối với các doanh
               nghiệp nhà nước là cơ hội để các doanh nghiệp mở rộng quy mô và chủ động trong sản
               xuất. Tuy nhiên, do những khó khăn về vật tư, nguyên liệu và giá cả thị trường nên
               trong những năm 1981 - 1985, ngành công nghiệp phát triển không ổn định, giá trị tổng
               sản lượng giảm, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp chế tạo và vật liệu xây dựng.
               Các cơ quan, xí nghiệp của tỉnh và Trung ương đóng trên địa bàn huyện mặc dù đã khắc
               phục được khó khăn và hoàn thành kế hoạch đề ra song chất lượng sản phẩm còn chưa
               cao, sự liên kết, liên doanh giữa các xí nghiệp Trung ương và tỉnh với các đơn vị kinh tế
               quốc doanh và tập thể thuộc huyện còn hạn chế, hiệu quả chưa cao.

                  Bảng 3.1: Giá trị sản lượng ngành công nghiệp giai đoạn 1981 - 1985 phân
               theo ngành (giá cố định năm 1982)

                                                                                       Đơn vị: 1.000 đồng

                 Năm
                Lĩnh vực                              1981       1982       1983        1984       1985
                Công nghiệp chế tạo                  33.313     28.563,6   26.024,4   25.778,7    15.603,3
                Kim khí                             22.716,8    63.308     23.928,4     2.417       180

                Công nghiệp hóa chất                  77,1         -          -           -          -
   396   397   398   399   400   401   402   403   404   405   406