Page 402 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 402

402    Ñòa chí Quaûng Yeân




                Công nghiệp vật liệu xây dựng       22.718,6    12.276,6   13.630,4   28.037,3    12.106,8
                Công nghiệp chế biến lâm sản        11.427,2    8.074,7     15.280    10.954,7    7.287,1
                Công nghiệp thực phẩm                4.837,4    5.860,3    3.362,3     3.170,2    1.653,5
                Công nghiệp chế biến lương thực         -          -          -         1.880      523,3
                Công nghiệp dệt                      9.065,2    9.053,4     13.131     8.543,7    5.448,5
                Công nghiệp may mặc                     -          -          -           -        337,3

                Công nghiệp khác                      10,8       107,4       8,8        171         66,7
                                         Nguồn: Niên giám thống kê huyện Yên Hưng năm 1981 - 1985

                  Năm 1985, huyện Yên Hưng có 13 cơ sở sản xuất chuyên doanh (giảm 1 cơ sở so với
               năm 1981), trong đó chủ yếu là các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, điều này phù hợp
               với nhu cầu khôi phục, phát triển kinh tế của huyện sau chiến tranh. Mặc dù còn gặp
               nhiều khó khăn song ngành công nghiệp huyện Yên Hưng từng bước được phục hồi và
               phát triển, góp phần nhất định vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong thời
               kỳ mới.

                  2.3. Từ năm 1986 - 2000
                  Từ năm 1986, cơ chế quản lý được đổi mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu
               toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986). Nhờ được bước đầu “xé rào bao cấp”, đời sống
               kinh tế của huyện Yên Hưng có nhiều khởi sắc. Hoạt động của các doanh nghiệp chuyển
               dần sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước và
               tập trung thực hiện 2 nhiệm vụ chính: sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

                  Thực hiện các chương trình kinh tế lớn, huyện tiến hành rà soát và đánh giá tình
               hình sản xuất công nghiệp, củng cố các cơ sở, ngành nghề đã có, đồng thời phát triển
               thêm một số ngành nghề mới. Mặc dù gặp nhiều khó khăn về vật tư, nguyên liệu, sự
               biến động của giá cả thị trường, cơ chế quản lý vẫn còn nhiều vướng mắc, các doanh
               nghiệp còn gặp nhiều lúng túng về phương hướng hoạt động sản xuất, kinh doanh...
               song các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp chủ động tháo gỡ những khó khăn, một số cá nhân
               mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Hoạt động sản xuất đồ gỗ dân dụng,
               sửa chữa và đóng mới các phương tiện vận tải có bước phát triển; lĩnh vực sản xuất bột
               nhẹ được khôi phục, 8 tổ hợp sản xuất bột nhẹ được xây dựng, Hợp tác xã Bạch Đằng
               (sản xuất gạch hoa) và Hợp tác xã Bến Ngự (sản xuất xà phòng) được thành lập và hoạt
               động hiệu quả, sản phẩm “Xà phòng Bến Ngự” được tỉnh Quảng Ninh lựa chọn và gia
               nhập nhóm “Xà phòng Việt Nam”. Các hoạt động đóng mới và sửa chữa tàu thuyền được
               duy trì, tính đến năm 1990, toàn tỉnh Quảng Ninh có 6 hợp tác xã đóng và sửa chữa tàu
               thuyền vỏ gỗ, riêng huyện Yên Hưng có 2 cơ sở.

                  Trong những năm 1991 - 2000, Ủy ban nhân dân huyện chủ trương giúp đỡ các cơ
               sở công nghiệp ổn định sản xuất, duy trì ổn định các cơ sở quốc doanh, khuyến khích
               thành lập các cơ sở tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn. Đặc biệt trong giai đoạn
               1996 - 2000, để tạo những tiền đề vững chắc cho thời kỳ phát triển mới - thời kỳ đẩy
               mạnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, huyện chủ trương phát huy các tiềm
               năng, thế mạnh của địa phương để phát triển toàn diện các ngành kinh tế, tăng nhanh
   397   398   399   400   401   402   403   404   405   406   407