Page 405 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 405

Phaàn IV: Kinh teá    405



               sự lúng túng trong tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào và thị trường tiêu thụ nên giá
               trị sản xuất ngành công nghiệp năm 2005 chỉ đạt 257,45 tỷ đồng (giảm 167,767 tỷ đồng
               so với năm 2002).

                  Bảng 3.4: Cơ sở sản xuất, lao động và giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn
               huyện Yên Hưng giai đoạn 2001 - 2005 (giá cố định năm 1994)

                Năm                            2001         2002         2003         2004        2005
                Tiêu chí
                Cơ sở sản xuất (cơ sở)         696         1.870        1.778        1.577        1.298

                Số lao động (người)           2.617        5.595        5.677        4.764        4.600

                Giá trị sản xuất (tỷ đồng)    356,72      425,217       347,38       379,79       257,45

                                                Nguồn: Niên giám thống kê huyện Yên Hưng năm 2004

                  Cũng trong giai đoạn này, ngành công nghiệp huyện Yên Hưng bắt đầu có sự tham
               gia của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài. Mặc dù chỉ chiếm gần 11%
               tổng giá trị toàn ngành song sự tham gia của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã làm
               cho ngành công nghiệp của huyện có sự đa dạng về thành phần kinh tế, quy mô sản
               xuất, chủng loại và chất lượng sản phẩm, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển
               kinh tế - xã hội địa phương.

                  Với mục tiêu đến năm 2010 huyện Yên Hưng đạt cơ cấu kinh tế theo hướng công
               nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ, Ủy ban nhân dân huyện đã xây dựng Quy hoạch phát
               triển công nghiệp huyện Yên Hưng giai đoạn 2006 - 2020, quy hoạch xây dựng Khu
               công nghiệp Đông Mai, Khu công nghiệp đa năng Đầm Nhà Mạc và một số cụm công
               nghiệp ở thị trấn Quảng Yên, xã Hà An, xã Sông Khoai, Ban Thường vụ Huyện ủy Yên
               Hưng ban hành nghị quyết về phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa
               bàn huyện đến năm 2010, định hướng đến năm 2020... Những chủ trương và chính sách
               đó là cơ sở quan trọng để ngành công nghiệp của huyện phát triển hơn nữa.

                  Trong giai đoạn 2006 - 2010, mặc dù gặp nhiều khó khăn về giá nguyên liệu, nhiên
               liệu, vật tư nhưng công nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản, sản xuất vật liệu xây
               dựng, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, hóa dầu, điện tử... vẫn giữ được nhịp độ tăng
               trưởng khá. Số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng, quy mô sản xuất được mở
               rộng. Một số dự án công nghiệp có quy mô lớn được khởi công xây dựng như: Nhà máy

               sửa chữa tàu biển tại xã Tiền Phong, Dự án Nhà máy gạch và bê tông thương phẩm
               (xã Sông Khoai), Dự án Nhà máy gạch tại xã Cộng Hòa, Dự án xây dựng công trình hạ
               tầng kỹ thuật cấp điện... Trong giai đoạn này, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ
               công nghiệp của huyện tăng bình quân 23,9%/năm, tổng giá trị sản xuất công nghiệp
               toàn huyện (giá cố định năm 1994) tăng từ 311,265 tỷ đồng (năm 2006) lên 755 tỷ đồng
               (năm 2010), đặc biệt, giá trị sản xuất công nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
               tăng mạnh, năm 2010 đạt 57,8 tỷ đồng, tăng gấp 26,5 lần so với năm 2009. Sự tăng
               trưởng nhanh chóng về giá trị sản xuất của khu vực kinh tế công nghiệp cho thấy sự
               chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế huyện Yên Hưng so với giai đoạn trước năm 2005.
   400   401   402   403   404   405   406   407   408   409   410