Page 399 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 399
Phaàn IV: Kinh teá 399
CHƯƠNG III
CÔNG NGHIỆP - TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP
I. Công nghiệp
Công nghiệp là ngành kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất và là một trong ba
ngành kinh tế chủ lực có tính bao quát toàn bộ nền kinh tế quốc dân hiện đại. Trong đời
sống kinh tế, tỷ lệ sản phẩm công nghiệp trong cơ cấu tổng sản phẩm xã hội được xem
như thước đo phản ánh sự phát triển về kinh tế của một quốc gia.
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh),
liền kề với những trung tâm công nghiệp lớn như: thành phố Uông Bí, Hạ Long và Hải
Phòng, lại có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, hệ thống giao thông đường bộ,
đường thủy, đường sắt thuận lợi và nguồn nhân lực dồi dào, Quảng Yên có nhiều điều
kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp.
Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, ngành
công nghiệp của thị xã Quảng Yên không có nhiều điều kiện để phát triển. Từ năm
1975 đến nay, đặc biệt là từ khi thực hiện công cuộc đổi mới (1986), phát huy những
tiềm năng, thế mạnh của địa phương và vận dụng sáng tạo, hiệu quả những chủ trương,
chính sách của các cấp trong phát triển kinh tế, ngành công nghiệp của thị xã Quảng
Yên có nhiều khởi sắc và trở thành ngành kinh tế chủ lực của thị xã.
1. Công nghiệp Quảng Yên trước năm 1955
Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929), thực dân Pháp đẩy
mạnh khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam. Ở miền Bắc, bên cạnh khai
thác than, thực dân Pháp tiến hành khai thác kẽm ở Tuyên Quang và Bắc Kạn, sau đó
bán sang châu Âu dưới dạng quặng. Để nâng cao giá trị cho ngành kẽm, thực dân Pháp
triển khai xây dựng nhà máy chế biến kẽm tại Đông Dương. Với vị trí nằm gần Hòn Gai -
nơi cung cấp một lượng than lớn để phục vụ cho hoạt động chế biến và Hải Phòng - nơi
có hệ thống cảng biển thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, Quảng Yên được Pháp lựa
chọn là nơi đặt nhà máy chế biến kẽm.
Năm 1921, Nhà máy Kẽm Quảng Yên được xây dựng, trực thuộc Công ty Mỏ và Kim
khí Đông Dương. Nhà máy được trang bị máy móc hiện đại thuộc loại tiên tiến bậc nhất
lúc bấy giờ như: cần cẩu, lò đốt tách quặng... Đến năm 1924, thành phẩm đầu tiên của
nhà máy được mang bán, sản lượng kẽm tăng qua các năm từ 1.720 tấn (năm 1924)
lên 3.889 tấn (năm 1929) . Đến năm 1937, thực dân Pháp mở rộng nhà máy, nâng sản
(1)
lượng chế biến kẽm trung bình lên 10 vạn tấn/năm. Nhà máy Kẽm Quảng Yên trở thành
cơ sở luyện kim lớn nhất của thực dân Pháp ở Đông Dương lúc bấy giờ với số lượng công
nhân lên đến gần 1.000 người. Sự xuất hiện của Nhà máy Kẽm Quảng Yên đã làm thay
đổi cơ cấu kinh tế - xã hội ở Quảng Yên, làm hình thành nên một ngành kinh tế mới -
ngành công nghiệp luyện kim. Cùng với sự hình thành và phát triển của công nghiệp,
(1) Xem Tạ Thị Thúy (Chủ biên): Lịch sử Việt Nam, tập 8, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2017, tr.150.