Page 395 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 395

Phaàn IV: Kinh teá    395



               ngư trường xa và có 6 tàu khai thác tuyến khơi lắp máy từ 105 - 405 CV/chiếc. Ngoài
               ra, còn có 1.400 phương tiện thuyền thủ công lắp máy nhỏ (6 CV), thuyền nan làm nghề
               khai thác theo thời vụ. Nghề nghiệp khai thác chủ yếu là chã tôm, cánh ván, lưới rê,
               xăm chắn, chã cá, câu chài, chụp mực. Sản lượng khai thác năm 1994 đạt 2.041 tấn, đến
               năm 2000 đạt 4.662 tấn, bình quân hằng năm tăng 21,4%.

                  Để tăng cường khả năng khai thác xa bờ và tăng sản lượng khai thác hằng năm,
               huyện đầu tư đổi mới các phương tiện đánh bắt. Năm 2000 có 2.055 phương tiện gắn
               máy với công suất 25.000 CV. Năm 2010, toàn huyện có 5.003 phương tiện gắn máy với
               tổng công suất trên 70.000 CV. Trong đó, tàu lắp máy từ 90 CV trở lên có 17 chiếc, tàu
               lắp máy từ 20 đến dưới 90 CV có 951 chiếc, tàu dưới 20 CV là 4.035 chiếc.

                  Ngư dân chủ yếu khai thác xa bờ tại các huyện và tỉnh ngoài, tập trung ở Cô Tô, Vân
               Đồn, Hải Hà, Móng Cái, Bạch Long Vĩ, Cát Bà... Nghề khai thác chủ yếu là chã tôm,
               cánh ván, lưới rê, xăm chắn, chã cá, câu, chài, lưới dụi... hoạt động ở vùng ven bờ và
               trong lộng. Khai thác tuyến khơi bằng các nghề câu khơi, chụp mực... còn ít hộ tham gia.
               Năm 2009, sản lượng đánh bắt đạt 10.713 tấn, chiếm 69% tổng sản lượng thủy sản, giải
               quyết việc làm cho gần 9.000 lao động.

                  Từ năm 2010 trở lại đây, ngành thủy sản tiếp tục được tập trung đầu tư. Trong đó,
               số lượng phương tiện khai thác hải sản có động cơ lớn ngày càng tăng, thị xã cũng xây
               dựng Đề án về việc chuyển đổi nghề, nâng cấp tàu cá công suất nhỏ hoạt động khu vực
               ven bờ trên địa bàn thị xã Quảng Yên, đồng thời thực hiện nghiêm Chỉ thị số 18-CT/TU
               ngày 01/9/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “về tăng cường công tác quản lý khai thác,
               bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”. Năm 2022, sản
               lượng khai thác đạt 22.750 tấn, vượt 13,8% so với kế hoạch. Năm 2023, sản lượng khai
               thác đạt 24.600 tấn (vượt kế hoạch 2.225 tấn).
                  2. Chế biến thủy hải sản

                  Chế biến thủy hải sản trước năm 1955

                  Trước đây, việc chế biến thủy hải sản mang tính tự cấp tự túc, cá, tôm thu hoạch được
               ngoài bán tươi còn lại phơi khô, làm nước mắm hoặc chế biến thành mắm tôm, mắm tép,
               mắm cáy...
                  Nước mắm xưa được chế biến theo phương pháp thủ công từ các loại cá (nhâm, trích,
               lầm, các loại cá tạp sống tầng đáy...) ngâm vào ang, bể. Cá đem về rửa sạch, ướp muối
               với tỷ lệ thích hợp, sau thời gian nhất định, cá ủ phân hủy thành men, đạm thì rút
               nước cốt. Đối với loại cá nhỏ (cá trích, nhâm...), ủ sau 8 tháng mới rút nước cốt, trong
               khi những cá lớn hơn (cá biển, sông) phải ủ trong thời gian 12 tháng mới đủ điều kiện
               rút nước cốt. Theo phương pháp thủ công, cá sau khi rửa sạch, ngâm 10% muối, sau 5
               ngày tiếp tục cho thêm 10% muối. Cá ngâm, ủ trong ang, bể bịt kín phơi nắng, sau thời
               gian nhất định mở nắp ra tiếp tục phơi nắng, ban đêm lại đậy vào, khi phơi nắng dùng
               cây gỗ to, dài đầu tròn như đũa bếp (đũa cái) đánh đều ang mắm. Khi cá chìm, rã bột
               thì cho thêm 10% muối nữa, tiếp tục quy trình như vậy đến khi rút nước cốt. Cá càng ủ
               lâu thì nước mắm càng thơm, ngon. Bã sau khi rút nước cốt cho vào nấu, ninh kỹ để bốc
               hết đạm thối, sau đó lọc trong, pha nước cốt theo tỷ lệ nhất định. Nước mắm có độ đậm,
   390   391   392   393   394   395   396   397   398   399   400