Page 392 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 392
392 Ñòa chí Quaûng Yeân
nẹp giữ các đường sảm và nêm chặt các mối buộc. Khi thuyền ở dưới nước, các thứ này
ngấm nước nở ra tạo cho các tấm ván vách và đáy thuyền liên kết chặt chẽ lại với nhau.
Về việc làm buồm, ngư dân Yên Hưng xưa thường dùng buồm vuông, thường gọi là
“buồm kẹo lạc”, cột buồm đặt ở 1/3 cánh buồm và buộc một bên dây lèo, loại buồm này
rất khó xoay trở khi có gió to hay chiều gió thay đổi. Khi chuyển sang dùng buồm bằng
vải thường là loại buồm trên nhỏ dưới to, cá biệt hình vuông hoặc trên nhọn .
(1)
Trước kia, nghề chã dây, chã tôm, chắn đăng, chắn đọn là những nghề nổi tiếng và
được coi là nghề truyền thống.
Ngư dân các xã Phong Cốc, Cẩm La giỏi nghề chã 2 dây và chã tôm. Làm nghề chã 2
dây cần 1 thuyền 2 tấn, 3 lao động, 1 cái chã; một tháng làm 25 ngày, những ngày còn
lại nhuộm lưới... Mùa chã từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, khá vất vả, bởi vậy ngư dân
đúc kết: ngày đứng, tối ngồi, đêm nằm (nghĩa là người đánh chã phải đứng chèo thuyền
suốt ngày, tối mới được ngồi ăn và nằm ngủ). Ngư dân thường đánh chã 2 dây ở các tùng
vụng từ Quảng Yên đến Vân Đồn. Một ngày đánh từ 10 - 12 mẻ và thu được các loại cá
chai, bơn, đuối, uốp, ót, mối, đục... Khi đánh chã, việc đầu tiên là phải thả phao để làm
chuẩn. Phao có neo giữ buộc một đầu dây của cánh lưới thứ nhất vào phao, sau đó chèo
thuyền và lần lượt rải hết dây của cánh lưới thứ hai, cũng là lúc thuyền về đến vị trí phao
chuẩn, bắt đầu kéo chã lên thuyền; động tác kéo chã phải nhịp nhàng, khi đến túi chã
phải kéo nhanh. Đánh xong một mẻ lại chèo thuyền tìm các tùng vụng khác đánh tiếp.
Người Quỳnh Biểu giỏi làm nghề đọn và nghề lưới vùi. Đọn là nghề đánh bắt ở những
chỗ có lạch. Khi nước triều xuống, bắt đầu chặn đọn để lọc lấy cá. Nghề đọn chỉ cần thuyền
2 tấn, có từ 5 - 15 tấm phớt, 2 lao động. Mùa vụ đánh bắt từ tháng 10 đến tháng 3 năm
sau, cũng có thể đánh bắt quanh năm. Lưới vùi phải có từ 8 - 10 bộ, từ 5 - 7 chiếc thuyền
2 tấn, 100 cọc gỗ, do 30 - 40 lao động làm. Mùa vụ từ tháng 8 đến tháng 3 năm sau. Nghề
lưới vùi thường dựa vào ven bãi, khi nước cạn, vùi một bên mép lưới xuống bùn có móc
sắt cắm xuống đất, có cọc cắm rải đều như cắm cọc đăng. Khi nước lên cao kéo đường lưới
không vùi buộc vào cọc, chờ nước cạn kiệt, bắt cá trong khu vực có lưới vùi bao quanh.
Về sau, do nhu cầu phát triển kinh tế, đánh bắt ven bờ không đáp ứng đủ đời sống,
nghề đóng thuyền ngày càng phát triển, ngư dân ra khơi đánh bắt xa bờ.
Đánh bắt xa bờ vất vả và nguy hiểm nên cần có sự phối hợp, tương trợ lẫn nhau
của nhiều hộ gia đình, từ đó hình thành nên các phường cá có tổ chức khá quy củ (một
phường trung bình có khoảng 10 - 15 thuyền, một làng có thể có nhiều phường). Mỗi
phường có điều lệ riêng, có trưởng phường là người có uy tín, am hiểu nghề. Sau tết
Nguyên đán, phường cá tổ chức mổ lợn cúng tổ nghề, cúng thần sông, thần biển rồi từ
ngày 20 tháng Giêng lên đường ra khơi.
Thời Pháp thuộc, ở Yên Hưng có các phường cá tiêu biểu sau:
- Tổng Hà Bắc có phường cá Đồng Bái - Yên Trì, chuyên nghề lưới đục, lưới mòi và
nghề chã 2 dây, đánh cá từ Tuần Châu đến Cát Hải. Phường đăng Bùi Xá là phường
đăng lớn, thường chắn đăng từ Cát Hải đến Tuần Châu.
(1) Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh: Địa chí Quảng Ninh, tập 2, sđd, tr.349-350.