Page 391 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 391

Phaàn IV: Kinh teá    391



                  Đối với nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ: Tập trung nuôi nhuyễn thể tại khu
               vực cửa sông và ven các sông như Sông Hốt, Sông Chanh, sông Bình Hương, Sông Rút,
               sông Bến Giang tại các xã, phường: Minh Thành, Hà An, Hoàng Tân, Tân An, Tiền
               Phong, Liên Hòa, Liên Vị. Tiếp tục phát triển vùng nuôi tôm công nghiệp tại Minh
               Thành, Tân An, Hoàng Tân, Hà An; vùng nuôi cua biển và một số đối tượng khác tại
               xã Liên Hòa, Liên Vị, Hoàng Tân và phường Hà An; nuôi bán thâm canh đối với cá và
               nhuyễn thể tại xã Hoàng Tân, phường Minh Thành, xã Liên Hòa.
                  Đối với nuôi trồng thủy sản nước ngọt: Tập trung đẩy mạnh nuôi quảng canh cải tiến
               tập trung tại một số địa phương như Hà An, Nam Hòa, Phong Cốc, Sông Khoai, Đông Mai.

                  Tiếp tục xây dựng các vùng nuôi thâm canh, có hạ tầng đồng bộ. Đa dạng hóa các đối
               tượng nuôi, phương thức nuôi; cơ cấu diện tích và sản lượng phù hợp với từng vùng sinh
               thái trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của từng sản phẩm.

                  Duy trì, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến đối với cơ sở sản xuất giống tại xã
               Hoàng Tân, phường Tân An, phường Đông Mai và phường Minh Thành nhằm nâng cao
               năng suất, chất lượng giống đáp ứng khoảng 50% nhu cầu con giống.
                  Áp dụng quy trình nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP; áp dụng cơ giới hóa, trang thiết
               bị công nghệ cho các hình thức nuôi thâm canh; bán thâm canh; luân canh - xen canh;
               nuôi tăng vụ tập trung. Ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm, áp dụng các biện pháp
               kỹ thuật trong quản lý môi trường nước khu vực nuôi nhuyễn thể.
                  III. Khai thác và chế biến thủy hải sản

                  1. Khai thác thủy hải sản

                  Khai thác thủy hải sản trước năm 1955

                  Thời tiền - sơ sử, theo các tài liệu khảo cổ học qua di chỉ Đầu Rằm (thuộc xã Hoàng
               Tân),  từ  thời  Hùng  Vương,  cư  dân  Việt  cổ  trên  đất  Quảng  Yên  bên  cạnh  làm  nông
               nghiệp đã biết khai thác các nguồn lợi từ biển, tiến hành đánh bắt cá, nhuyễn thể... để
               sinh sống. Tại di chỉ Đầu Rằm, kết quả khai quật phát hiện trong các tầng văn hóa xen
               lẫn dày đặc nhiều lớp vỏ nhuyễn thể (nhuyễn thể nước mặn, nước lợ, nước ngọt), xương
               cá và các hiện vật bằng đồng, trong đó có lưỡi câu đồng. Điều này chứng minh việc đánh
               bắt cá, nhuyễn thể đã trở thành hoạt động phổ biến, thường xuyên trong sinh hoạt và
               sản xuất của người Việt cổ tại Đầu Rằm.

                  Trải qua thời gian, cư dân các làng xã ven sông, ven biển đã dần hình thành nghề
               đánh bắt thủy hải sản. Có nơi đánh bắt thủy hải sản trở thành nghề chính, có nơi trở
               thành nghề phụ bên cạnh nghề trồng trọt, chăn nuôi.

                  Trước đây, ngư dân Yên Hưng đánh cá trong lộng, ven bờ là chính. Tiếng là đánh
               cá, làm ra hàng hóa để đổi lấy gạo nhưng vẫn là tự cấp, tự túc. Ngư dân không có vốn
               để đóng thuyền lớn ra khơi xa, chỉ quanh quẩn kiếm ăn trong làng, ven bờ với những
               phương thức thô sơ. Phương tiện đánh bắt chủ yếu là thuyền buồm, lưới rê, lưới quây...

                  Thuyền xưa của ngư dân Yên Hưng là thuyền “ba vách”. Trước kia, vì không có đinh
               để đóng thuyền, các tấm ván thuyền được liên kết lại với nhau bằng những lỗ khoan,
               dùng dây mây và guột để làm mối buộc, lấy sắn thuyền để sảm, dùng các thanh tre để
   386   387   388   389   390   391   392   393   394   395   396