Page 386 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 386

386    Ñòa chí Quaûng Yeân



               phải huy động hàng nghìn ngày công đắp hơn 40.000 m  mới khôi phục được. Trong
                                                                            3
               tình hình mới, thực hiện phương châm “lấy nuôi bù đánh” của tỉnh Quảng Ninh, với
               biện pháp “Toàn dân nuôi cá, ở đâu có nước ở đó có cá”, các hợp tác xã vừa tăng diện
               tích nuôi trồng, vừa mạnh dạn ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong khâu lấy
               giống bằng cách dùng ánh sáng đèn măng sông nhử tôm cá, thu hoạch bằng đọn qua
               cửa cống, đưa thêm giống cá rô phi hoặc nuôi lưu cá rô phi nhỏ (sau mỗi vụ thu hoạch),
               góp phần thâm canh, tăng sản lượng nuôi trồng. Đầm Quyết Thắng (thôn Vị Khê, xã
               Liên Vị) rộng 350 ha, nuôi lưu 3 tấn cá rô phi, năm sau đã thu được 29,4 /35 tấn tổng
               sản lượng, năng suất đạt 310 kg/ha.
                  Trong 2 năm (1974 - 1975), lãnh đạo huyện Yên Hưng huy động nhân dân đào đắp
               2 triệu mét khối đất nhằm khoanh vùng lấn biển trên khu Đầm Nhà Mạc, Sông Khoai,
               Cái Sơn (thuộc Quốc doanh nuôi cá Tiền Phong), đưa diện tích nuôi trồng thủy hải sản
               lên 4.070 ha. Sản lượng tôm, cá thu được năm 1975 tăng 32% so với năm 1974 .
                                                                                                  (1)
                  Từ sau năm 1975, đất nước thống nhất, ngành thủy sản bước sang giai đoạn phát
               triển mới. Phong trào “Ao cá Bác Hồ” được phát động rộng rãi, thúc đẩy sản xuất thủy
               sản phát triển. Hầu hết các xã trên địa bàn huyện đều có “Ao cá Bác Hồ”. Những năm
               1976 - 1979, sản lượng nghề cá bình quân tăng 12,1%/năm .
                                                                             (2)
                  Ngày 16/5/1984, Tỉnh ủy Quảng Ninh ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TU, chủ trương
               “đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản trong toàn tỉnh, từ khâu sản xuất, thu mua và chế
               biến...”, trong đó có nội dung về việc “Xây dựng huyện Yên Hưng phát triển mạnh về
               tôm nuôi xuất khẩu và trồng rong câu xuất khẩu” . Thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy,
                                                                    (3)
               Huyện ủy Yên Hưng chủ trương đầu tư cho ngư nghiệp đánh bắt, nuôi trồng thủy sản,
               trong đó tập trung cho nuôi tôm xuất khẩu và rong câu xuất khẩu.

                  Ở Yên Hưng, rong câu chỉ vàng được trồng rộng rãi trong các đầm nước lợ, riêng
               tại Đầm Nhà Mạc rộng 800 ha trồng được 50 ha rong câu chỉ vàng, mỗi năm thu hàng
               trăm tấn. Hợp tác xã Yên Hải I (xã Yên Hải) riêng trồng rong câu chỉ vàng mỗi năm thu
               300 - 400 triệu đồng; Hợp tác xã Phong Lưu (xã Phong Cốc) mỗi năm thu 200 - 300 triệu đồng
               từ nghề trồng rong câu.

                  Trong những năm 1984 - 1988, Yên Hưng đầu tư 4 tỷ đồng vào việc khoanh vùng khu
               Hà An, Hoàng Tân, Điền Công... với 25 km đê bao quanh và 15 cống để lấy giống tôm
               khi thủy triều lên, phục vụ hoạt động nuôi trồng thủy hải sản.
                  Nhằm tạo nguồn nguyên liệu ổn định để phát triển công nghiệp chế biến và khai
               thác điều kiện tự nhiên thuận lợi, năm 1988 huyện Yên Hưng phát động phong trào
               “Mỗi xã một đầm tôm”. Công tác khoán đầm nuôi tôm cũng được huyện thực hiện ngay
               sau khoán ruộng. Nhờ chính sách này, sản lượng thủy hải sản nuôi trồng của huyện
               tăng nhanh. Năm 1987, tổng sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản toàn huyện đạt
               1.225 tấn; năm 1988 là 1.360 tấn .
                                                  (4)

               (1)  Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh: Địa chí Quảng Ninh, tập 2, sđd, tr.394-395.
               (2)  Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Quảng Yên: Lịch sử Đảng bộ thị xã Quảng Yên (1930 - 2020),
               sđd, tr.222.
               (3)  Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh: Địa chí Quảng Ninh, tập 2, sđd, tr.383.
               (4)  Phạm Thị Thu Hà:                               , tlđd, tr.95.
   381   382   383   384   385   386   387   388   389   390   391