Page 936 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 936
936 Ñòa chí Quaûng Yeân
Năm 1434, hưởng ứng lời kêu gọi khai canh lập ấp của vua Lê Thái Tông, 17 vị Tiên
Công từ kinh thành Thăng Long đã đến vùng đất này khai khẩn đất hoang. Sau khi dân
cư tập trung đông đúc, họ đã lập nên phường Bồng Lưu (sau đổi thành xã Phong Lưu)
gồm 3 thôn: Phong Cốc, An Đông (sau đổi thành Yên Đông), Cẩm La.
Vào khoảng năm 1443 - 1459, dưới thời vua Lê Nhân Tông, người dân khai khẩn đất
đai, lập nên làng Hải Trà. Sau làng Hải Trà được đổi tên thành làng Hải Triền.
Vào thời Lê Thánh Tông (1472), xứ Bản Động đổi thành thôn Trung Bản và sáp
(1)
nhập với xã Phong Lưu thành “Nhất xã, tứ thôn”: Phong Cốc, Yên Đông, Cẩm La,
Trung Bản.
Đầu thế kỷ XIX, huyện Yên Hưng được chia thành 2 tổng Hà Nam và Hà Bắc với 17
xã, phường. Trong đó, Hải Triền là một trong 6 xã thuộc tổng Hà Nam và thôn Yên Đông
thuộc xã Phong Lưu, tổng Hà Nam, huyện Yên Hưng.
Từ cuối thế kỷ XIX, các đơn vị hành chính của hai tổng đã có một số thay đổi nhất
định. Dưới thời vua Tự Đức (1848 - 1883), xã Hải Triền đổi tên thành xã Hải Yến. Năm
Thành Thái thứ 2 (1890), thôn Yên Đông tách ra khỏi xã Phong Lưu thành xã Yên Đông
thuộc huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Yên.
Từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, địa bàn Yên Hải thuộc xã Nam Hòa. Năm
1957, Ủy ban hành chính khu Hồng Quảng quyết định tách hai thôn Hải Yến và Yên
Đông khỏi xã Nam Hòa để thành lập xã mới lấy tên là xã Yên Hải .
(2)
Ngày 25/11/2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 100/NQ-CP về việc thành lập
thị xã Quảng Yên và thành lập các phường thuộc thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Theo đó, phường Yên Hải được thành lập trên cơ sở 1.460,59 ha diện tích tự nhiên và
5.261 nhân khẩu của xã Yên Hải.
Hiện nay, phường Yên Hải có 8 khu phố: khu phố 1, khu phố 2, khu phố 3, khu phố
4, khu phố 5, khu phố 6, khu phố 7, khu phố 8.
3. Dân số và đặc điểm dân cư
Thời Lý, Trần, khu vực Hà Nam đã có một số ngư dân đến sinh sống. Họ dựa vào
những bãi đất cao có nhiều gò, đống để dãi chài, phơi lưới chuẩn bị cho việc đánh cá hoặc
đậu thuyền trú tạm khi thời tiết gió to, dông bão.
Sau khi vua Lê Thái Tông lên ngôi đã khuyến khích người dân xây dựng vùng đất
mới ở nơi biên cương, hải đảo. Năm 1434, 17 vị là trí thức và nông dân ở phường Kim
Liên, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, thành Thăng Long cùng gia đình xuôi thuyền
theo dòng Sông Hồng đi tìm vùng đất mới. Đến vùng cửa sông Bạch Đằng, ban đầu, họ
sống trên thuyền và kiếm sống bằng nghề chài lưới. Sau khi tìm được nguồn nước ngọt
(Hồ Mạch), nhận thấy nơi đây có thể đậu thuyền để tránh sóng to, gió lớn, nước thủy
triều lên xuống, kênh rạch ra vào thuận lợi, các vị đoàn kết cùng nhau quai đê lấn biển,
(1) Khoảng năm 1434, hai ông Hoàng Nông, Hoàng Nênh quê ở Trà Lũ chiêu mộ người đến phía Đông
xã Phong Lưu quai đê lấn biển lập nên xứ Bản Động.
(2) Xem Ban Chấp hành Đảng bộ phường Yên Hải: Lịch sử Đảng bộ phường Yên Hải (1930 - 2020),
Nxb. Thông tấn, Hà Nội, 2020, tr.94.