Page 941 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 941
Phaàn VI: Löôïc chí caùc xaõ, phöôøng 941
Năm 2023, giá trị sản xuất ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng đạt
151,7 tỷ đồng, tăng 28,793 tỷ đồng so với năm 2022.
Thương mại - dịch vụ - vận tải
Các hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa đã hình thành lâu đời trên địa bàn Yên Hải.
Hằng tháng, vào các ngày 3, 8 (âm lịch), người dân địa phương và các vùng lân cận như
Thủy Nguyên, Cát Hải (Hải Phòng) tập trung buôn bán, trao đổi các mặt hàng nông sản,
thủ công tại chợ Đông. Hiện nay, bằng nguồn vốn xã hội hóa, phường tiến hành xây
dựng khu trung tâm chợ Đông với quy mô lớn hơn để tạo điều kiện cho người dân phát
triển các hoạt động thương mại - dịch vụ.
Trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh thương mại trên địa bàn phát triển
tích cực, hàng hóa phong phú, đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt
của nhân dân. Nhiều hộ kinh doanh mạnh dạn đầu tư vốn mua sắm phương tiện dịch
vụ vận tải, cung ứng thiết bị máy móc, mở rộng các mặt hàng vật liệu xây dựng, mộc
dân dụng, vật liệu cơ khí, các loại hình dịch vụ vận tải. Tàu du lịch, dịch vụ taxi gia
đình phát triển, một số hộ gia đình phát triển đầu xe phương tiện vận tải luân chuyển,
vận chuyển vật tư hàng hóa phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xây dựng
trên địa bàn.
Doanh thu từ hoạt động thương mại - dịch vụ - vận tải trên địa bàn phường năm
2023 đạt 51,106 tỷ đồng, tăng 1,19 lần so với năm 2022.
6. Văn hóa - xã hội
Phường Yên Hải là vùng đất được hình thành và phát triển qua quá trình di dân quai
đê lấn biển của cư dân vùng đồng bằng Sông Hồng. Trải qua hàng trăm năm, các thế hệ
người dân Yên Hải đã đoàn kết cùng nhau mở đất dựng làng, vun đắp nên truyền thống
văn hóa tốt đẹp của quê hương. Điều này được thể hiện qua các công trình lịch sử - văn
hóa như đình, chùa, nhà thờ họ... và các phong tục, tập quán, lễ hội.
Phường Yên Hải hiện có 9 di tích quốc gia (đình Hải Yến, chùa Yên Đông, Hồ Mạch
và các nhà thờ họ Bùi, họ Phạm Nhữ, họ Nguyễn Đại, họ Nguyễn Thống, họ Vũ Tam,
họ Vũ Thượng) và 2 di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh (đình Yên Đông và miếu Vu Linh).
Gắn liền với các công trình tôn giáo, tín ngưỡng là các lễ hội truyền thống. Ở Yên Hải,
lễ hội thường tổ chức vào tháng Giêng hằng năm, thu hút hàng nghìn người dân và
du khách thập phương tham dự như: Lễ hội khao Tổ của 2 làng Hải Yến và Yên Đông
(mùng 4 - 8 tháng Giêng), hội chùa Yên Đông (mùng 5 tháng Giêng), chùa Hải Yến
(mùng 7 tháng Giêng), lễ hội Đại Kỳ Phúc (ngày 9 và 16 tháng Giêng), lễ hội miếu Tiên
Công (mùng 7 tháng Giêng)... Lễ hội là dịp để người dân thể hiện truyền thống “Uống
nước nhớ nguồn”, lòng biết ơn đối với tổ tiên và những người có công với quê hương, đất
nước, đồng thời góp phần gia tăng tình đoàn kết cộng đồng.
Một trong những nét đặc biệt trong văn hóa phường Yên Hải vẫn lưu giữ đến hiện
nay là lễ hội “Hàng khu” của những người cùng hoặc khác dòng họ chung sống với nhau
trên một dải đất. Hằng năm, những người trong Hàng khu tổ chức cúng thổ thần, long
mạch tại nhà thờ riêng vào ngày 10 tháng Giêng, nhằm cầu bình an, tài lộc cho nhân
dân trong khu. Sự tồn tại song song của “Hàng khu” với khu dân cư hiện nay tại phường