Page 937 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 937

Phaàn VI: Löôïc chí caùc xaõ, phöôøng    937



               thau chua rửa mặn, đào mương, đắp bờ giữ nước ngọt tạo nên đồng ruộng để cày cấy,
               trồng trọt, đồng thời đưa thuyền vươn khơi, khai thác nguồn lợi thủy hải sản, phục vụ
               đời sống và buôn bán, trao đổi.

                  Cảm tạ trước công ơn “Khai cơ - Sáng nghiệp” lập nên vùng đảo Hà Nam trù phú,
               nhân dân lập miếu thờ, suy tôn các vị là Tiên Công. Trong 17 vị Tiên Công đầu tiên
               đến vùng Hà Nam quai đê lấn biển, lập xóm dựng làng có 5 vị là Quốc Tử Giám sinh
               đã gây dựng nên vùng đất Yên Hải là: cụ Vũ Tam Tỉnh, cụ Vũ Giai, cụ Nguyễn Thực,
               cụ Nguyễn Nghệ và cụ Bùi Bách Niên. Sau này, cụ Phạm Nhữ Lãm cùng 7 dòng họ từ
               đảo Tuần Châu đến vùng đất phía Tây xã Phong Lưu khai khẩn đất hoang, tiếp tục mở
               rộng địa bàn Yên Hải.

                  Trong quá trình hình thành và phát triển, phường Yên Hải trải qua nhiều lần biến
               động về dân số.

                  Năm 1960 do yêu cầu dãn dân, xây dựng vùng kinh tế Phương Nam Uông Bí, huyện
               Yên Hưng đã điều động dân khu vực Yên Hải lên Uông Bí khai hoang, lấn biển, đắp đê
               cầu Đá Bạc, thành lập xã Phương Nam thuộc thành phố Uông Bí ngày nay.
                  Năm 1978, tình hình chính trị vùng biên giới phía Bắc có những diễn biến phức tạp,
               sự kiện người Hoa bỏ về nước gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh tế, chính trị,
               trật tự an toàn xã hội của các địa phương biên giới phía Bắc. Trước tình hình đó, thực
               hiện lời kêu gọi của Đảng và sự điều tiết của Nhà nước, 97 hộ dân của xã Yên Hải đã về
               xã Đoan Tĩnh, huyện Móng Cái (nay là phường Hải Yên, thành phố Móng Cái) xây dựng
               kinh tế mới, giữ đất, giữ làng thay thế người Hoa.

                  Năm 1982, Đảng bộ xã Yên Hải triển khai thực hiện chủ trương của Huyện ủy
               Yên Hưng về việc điều động người dân đi khai hoang ở các xã Sông Khoai và Hà An.
               Đảng bộ xã đã vận động được 20 hộ, 40 lao động tham gia. Đến năm 1983, xã vận
               động thêm được 44 hộ. Từ năm 1982 đến năm 1983, dân số xã Yên Hải ghi nhận sự
               thay đổi, giảm từ 4.037 người xuống còn 3.751 người . Đến ngày 31/12/2023, phường
                                                                        (1)
               có 5.919 người với 1.526 hộ.
                  Người dân phường Yên Hải chủ yếu là người Kinh, gồm các dòng họ chính: Vũ, Phạm,
               Đặng, Phùng, Nguyễn, Bùi, Đoàn, Hoàng, Ngô, Tô... Phát huy truyền thống cần cù, đoàn
               kết trong lao động sản xuất, tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau, nhân dân Yên
               Hải đã vượt qua nhiều khó khăn để cùng nhau xây dựng quê hương, phát triển kinh tế.

                  4. Khái quát truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng
                  Phường Yên Hải là vùng đất giàu truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng.
               Phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà
               nước, nhân dân Yên Hải đã đồng sức, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thử thách, cùng
               nhân dân cả nước viết nên những trang sử hào hùng trong sự nghiệp đấu tranh giành
               và bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc, thống nhất đất nước.

                  Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1930) và Mặt trận Việt Minh (năm 1941)
               đã thức tỉnh tinh thần đấu tranh cách mạng của quần chúng nhân dân, mở ra bước

               (1)  Phòng Thống kê huyện Yên Hưng: Niên giám thống kê huyện Yên Hưng 1981 - 1985, sđd, tr.28-29.
   932   933   934   935   936   937   938   939   940   941   942