Page 939 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 939

Phaàn VI: Löôïc chí caùc xaõ, phöôøng    939



               Cẩm La, Liên Vị, Yên Hải, Hà An, Liên Hòa, Hiệp Hòa. Ngày 02/6/1978, Trung đoàn
               Quang Trung với 1.117 người, trong đó có 50 người của xã Yên Hải lên đường ra Móng
               Cái làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới. Thực hiện chủ trương làm chông rào biên giới của
               Tỉnh ủy Quảng Ninh, xã Yên Hải đã vận động nhân dân làm 25.000 chông tre, 5.000
               chông sắt để chuyển lên biên giới. Tháng 9/1978, Đại đội dân quân Yên Hải cùng Tiểu
               đoàn dân quân các xã trong huyện Yên Hưng mang theo dụng cụ, phương tiện, chông,
               vũ khí, hậu cần thực hiện nhiệm vụ rào chông tại Thán Phún (nay thuộc xã Hải Sơn,
               thành phố Móng Cái).

                  Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ xâm lược và
               chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc có sự đóng góp không nhỏ của quân dân Yên Hải.
               Hàng trăm thanh niên lên đường nhập ngũ vì sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc, trong
               đó 96 người đã anh dũng hy sinh được công nhận liệt sĩ, hàng chục thương binh, bệnh
               binh. Sự hy sinh của các chiến sĩ là tấm gương sáng, góp phần tô thắm truyền thống yêu
               nước chống giặc ngoại xâm của quê hương.

                  Với những đóng góp quan trọng và thành tích đạt được trong chiến đấu và lao động
               sản xuất, Đảng bộ và nhân dân Yên Hải đã được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều
               huân, huy chương, bằng khen, giấy khen, cờ thi đua. Mẹ Lê Thị Ngạch và Đặng Thị Út
               được truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, đồng chí Vũ Hữu Sơn được phong
               tặng danh hiệu Anh hùng Lao động (năm 1967).
                  5. Kinh tế

                  Trước năm 1986, sản xuất nông - ngư nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của xã Yên
               Hải. Năm 1986, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, kinh tế Yên Hải có sự phát triển
               theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giảm tỷ trọng nông nghiệp - ngư nghiệp, tăng
               tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ - vận tải.

                  Năm 2020, Chính phủ quyết định thành lập Khu kinh tế ven biển Quảng Yên, phường
               Yên Hải là một trong 7 xã, phường nằm trong khu dịch vụ, cảng biển, công nghiệp và
               đô thị Đầm Nhà Mạc. Đây là động lực quan trọng để Đảng bộ và nhân dân phường định
               hướng và phát triển kinh tế trong những giai đoạn tiếp theo.
                  Năm 2023, kinh tế phường Yên Hải tăng trưởng ổn định, giá trị tổng sản phẩm đạt
               245,6 tỷ đồng; tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng chiếm 61,8%,
               ngành thương mại - dịch vụ chiếm 20,8%, ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 17,4%.

                  Nông - lâm - ngư nghiệp
                  Trước năm 1986, hoạt động kinh tế chính của người dân Yên Hải là sản xuất nông
               nghiệp, với cây trồng chủ đạo là lúa nước và rau màu. Người dân cấy hai vụ chính là vụ
               đông xuân và vụ mùa, khi nông nhàn trồng thêm khoai lang, rau xanh phục vụ nhu cầu
               tại chỗ. Tuy nhiên, do thời tiết biến đổi thất thường, hạn hán hoặc rét đậm kéo dài, đồng
               thời hệ thống thủy lợi, tưới tiêu nội đồng chưa được hoàn thiện nên trong nhiều mùa vụ,
               sản lượng thóc không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, lương thực bình quân đầu người thấp.
               Chăn nuôi chưa được chú trọng, chủ yếu nuôi trâu bò cung cấp sức kéo cho nông nghiệp;
               lợn, gà, vịt cung cấp thực phẩm trên địa bàn và thực hiện nghĩa vụ nhập kho Nhà nước.
                  Sau năm 1986, hệ thống thủy lợi, tưới tiêu từng bước được hoàn thiện, trồng trọt và
               chăn nuôi của địa phương có bước phát triển mạnh mẽ. Đối với trồng trọt, cơ cấu cây
   934   935   936   937   938   939   940   941   942   943   944