Page 110 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 110
Lê Đình Cai * CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954-1975
rằng họ qua Việt Nam mà không có thông hành chiếu khán. TT
Diệm và ông Nhu muốn Mỹ rút về ít ra là phân nửa số cốn vấn
nhất là từ cấp tỉnh. Ở phần trước chúng tôi có nhắc đến lời tuyên
bố với báo chí của ông Ngô Đình Nhu rằng "sự hiện diện của cố
vấn Mỹ làm cho chiến tranh hóa ra chiến tranh của Mỹ... Ít ra 50%
số cố vấn đó không cần thiết cho chiến trường" (tuyên bố với nhà
báo Warren Una của tờ Washington Post ngày 10-5-1963). Tiến sĩ
Ellen J. Hammer trong "A Death in November" đã nói rằng câu nói
đó của Ngô Đình Nhu đã "giựt chuông báo động" cho Hoa Thịnh
Đốn và đại sứ Pháp Laloutte đã phát biểu rằng "Mỹ đã quyết định
hạ ông Diệm từ lúc Nhu tuyên bố như trên." (121)
Ngay từ năm 1961, Hoa Kỳ đã yêu cầu nhượng vịnh Cam Ranh
làm căn cứ Không quân và Hải quân của Mỹ nhưng TT Diệm luôn
luôn từ chối (sau đảo chánh 1-11-63, Mỹ đã xử dụng Cam Ranh và
biến vịnh này thành căn cứ Hải quân hùng hậu và sau ngày 30-4-
75, cộng sản Hà Nội đã nhượng lại cho Liên Sô).
Khi Hiệp định Genève về Lào kết thúc vào tháng 9-1961, TT
Diệm không cho phái đoàn Việt Nam ký thỏa ước về qui chế chính
phủ Liên hiệp Lào vì biết cộng sản rất tráo trở và phản trắc.
Trưởng phái đoàn Mỹ Averell Harriman đã phải gặp Diệm để
thuyết phục nhưng không được. Chỉ sau khi TT Kennedy cam kết
sẽ ủng hộ miền Nam chống Cộng, ông Diệm mới cho lệnh ký. Lịch
sử cho thấy là cộng sản Bắc Việt không chịu rút quân về (từ 6.000
đến 10.000 người mà cÒn biến đường mòn Hồ Chí Minh thành đại
lộ mệnh danh là "Xa lộ tưởng niệm Harriman" (Harriman
Memorial Highway) và chính phủ Liên hiệp Souvana Phouma sụp
đổ hai năm sau vào tay Pathet Lào (cộng sản). Việc này mở rộng
đường cho Hà Nội đưa quân xâm nhập ngày càng đông hơn qua
đường mòn Hồ Chí Minh. Những bất đồng có tính nguyên tắc, liên
hệ đến chủ quyền của một quốc gia độc lập mà TT Diệm luôn luôn
bảo vệ chắc chắn là một trở ngại mà trên sách lược Hoa Kỳ đã
vạch sẵn cho từng bước đi trên toàn vùng Đông Nam Á và Việt
Nam. Trở ngại đó buộc Hoa Kỳ phải vượt qua và TT Diệm chắc
chắn phải bị lật đổ. Công điện DEPTEL 243 được đánh đi từ Hoa
Thịnh Đốn gửi cho đại sứ Cabot Lodge tại Sài Gòn vào lúc 9:36 tối
(giờ Hoa Thịnh Đốn) ngày 24-8-63 chính là công điện định mệnh
dẫn đến cái chết của chế độ Đệ I Cộng Hòa và cái chết của ba anh
109