Page 105 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 105
Lê Đình Cai * CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954-1975
về mục đích đảo chánh sẽ gia tăng nhiều nếu các tướng và các dân
sự hợp tác với họ để tiếp tục mạnh mẽ và công khai khai triển kết
luận của họ như đã phát thanh rằng Nhu thương thuyết với cộng
sản và phản bội chính nghĩa chống cộng. Giá trị cao của lý do đó
phải được nhấn mạnh với chúng hết sức sớm sủa." (117)
Nhiều tài liệu mật sau này đã được bạch hóa cho thấy vai trò
chủ động của Hoa Kỳ trong âm mưu đảo chánh chính quyền Ngô
Đình Diệm (sẽ được trưng dẫn kế tiếp). Vậy những lý do nào đã
đưa đến cuộc đảo chánh 1-11-63?
1.- Những lý do dẫn đến cuộc đảo chánh. Chế độ độc tài gia
đình trị và chính sách kỳ thị tôn giao đã đẩy đại khối dân tộc vào
thế chống đối. Ngay từ khi lên cầm quyền, Thủ tướng Diệm đã
không muốn chia sẻ quyền hành với các tổ chức chính trị quốc gia
chống cộng ngoài đảng Cần Lao Nhân Vị của ông Ngô Đình Nhu.
Rất nhiều các đảng viên Đại Việt và Việt Quốc đã bị ghi vào sổ
đen để theo dõi, các giáo phái có tiếng là chống Pháp và chống
Cộng như Cao Đài, Hòa Hảo và Bình Xuyên đã từng góp nhiều
công lao trong cuộc đấu tranh của toàn dân tộc cũng đều bị loại
khỏi guồng máy chính quyền. Các chiến khu của Việt Quốc và Đại
Việt đã phải được tổ chức để bảo vệ cơ sở trước sự đàn áp của chế
độ độc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm.
Chiến khu Ba Lòng của Đại Việt Quốc Dân Đảng thuộc xứ bộ
miền Trung do kỹ sư Hà Thúc Ký thành lập tại vùng núi Quảng Trị
đầu tháng 2-1955 và không bao lâu sau chiến khu tan rã, ông Ký
trốn vào Sài Gòn và bị bắt sau đó. Các đồng chí của ông Hà Thúc
Ký bị bắt tại chiến khu Ba Lòng và các tỉnh miền Trung đều được
đem về giam chung tại nhà lao Thừa Phủ, Huế, trong đó có ông
Nguyễn Văn Mân, cựu tỉnh trưởng Quảng Trị sau làm thượng nghị
sĩ VNCH thời TT Nguyễn Văn Thiệu, ông Hoàng Xuân Tửu sau là
phó chủ tịch Thượng Viện, ông Hoàng Văn Hiền (nay đang ở Úc),
ông Nguyễn Văn Lý (nay ở Nam Cali), ông Võ Cừ (nay đang ở
San Jose, Bắc Cali), ông Nguyễn Ngọc Cứ (ở Denver, Colorado),
ông Lê Cảnh Vệ (sau là đại tá Cảnh Sát), Bảo Trọng (sau là phó
tổng giám đốc Cảnh Sát, ông Trần Hữu Luyến (nay đang ở Việt
104