Page 100 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 100
Lê Đình Cai * CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954-1975
Tết Qúi Mão (1963) độ một tháng, tôi và Hải gặp nhau để phối
kiểm mọi dữ kiện và duyệt xét toàn bộ những biến chuyển của dinh
Gia Long từ hai năm qua, và Hải vừa lo lắng vừa buồn rầu kết
luận: "Ông cụ và ông Nhu đã thay đổi lập trường rồi anh Mậu ơi.
Bây giờ là chống Mỹ, bắt tay với Pháp để nói chuyện với Hà Nội!
Chúng ta làm gì chứ?" (110).
Luật sư Hoàng Cơ Thụy dựa vào sách của Đỗ Mậu,
VNMLQHT (từ trang 702-719) để tóm lược lại kế hoạch thương
thuyết của Ngô Đình Nhu gồm 4 điểm chính như sau:
- Vì có điều kiện tiên quyết của Hà Nội là phải đuổi Mỹ nên hai
ông Diệm-Nhu sẽ công khai và cụ thể chống Mỹ. Nhưng chỉ chống
đến mức độ còn kiểm soát được và có thể xử dụng Mỹ làm áp lực
với Hà Nội.
- Vận động Pháp và Vatican để bảo đảm thỏa ước Quốc-Cộng
sau này.
- Tiến hành việc kiểm soát chặt chẽ các lực lượng quốc gia đối
lập.
- Trực tiếp đối thoại với Hà Nội để thương thảo về vấn đề hòa
bình và thống nhất đất nước.
Kế hoạch vạch ra như vậy, nhưng trong thực tế thì giữa Hà Nội
và Sài Gòn đã đạt được những gì qua các cuộc thảo luận mật?
Theo tướng Trần Văn Đôn thì ông Nhu và Phạm Hùng (đại diện
Hà Nội) có lẽ đã thỏa thuận các điểm như cho thăm viếng gia đình
giữa hai miền; tái lập đường xe lửa Sài Gòn - Hà Nội (bà Nhu và
Lệ Thủy sẽ đi chuyến xe lửa Thống Nhất đầu tiên ra Hà Nội); nếu
cán bộ Việt Cộng bị bắt thì sẽ xin chiêu hồi, ông Nhu sẽ cho (như
vừa trình bày). Tuy nhiên trong thực tế thỏa hiệp này chưa được
thực hiện. Riêng ông Trân, dựa theo tài liệu của tiến sĩ Hammer,
cho rằng đã có cả những thỏa thuận về quân sự và chính trị giữa
Hà Nội và Sài Gòn: "Sách A Death in November viết về việc đó
rằng Tổng thống Diệm thuận trao đổi thư tín và đổi gạo miền Nam
để lấy than miền Bắc. Tới tháng 7-1963, Hà Nội mới chịu để ông
Diệm cầm đầu miền Nam và Bắc Việt cũng chịu để miền Nam
theo đường lối dân chủ Tây phương và Hồ Chí Minh không có nôn
nóng về vấn đề thống nhất".(111). Cũng vậy, các điểm này nếu
được thỏa hiệp thì vẫn chưa bước vào giai đoạn thi hành.
Ngày 12-5-1963 (sau vụ Phật Giáo khoảng 4 ngày), ông Nhu
99