Page 104 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 104

Lê Đình Cai * CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954-1975


             ghen).
                   - Công tác đảng mà không cho đi được à? Mày còn nhớ hôm
             tao nói về Ngô Đình Nhu không? Anh ấy vào chuẩn bị việc đó đấy,
             tao đã nói đấy! (tức là chuẩn bị cho việc Phạm Hùng gặp Ngô Đình
             Nhu để hai bên bắt tay nhau, đỡ tốn xương máu. Sau này báo chí
             miền Nam loan tin Công an bắt được một viên chức cao cấp tình
             báo cộng sản - là Tài - rồi giao cho CIA. Hình như về sau Mỹ dùng
             Tài để đổi lấy tù binh phi công Mỹ?).
                    Thế  nhưng  tại  sao  Ngô  Đình  Nhu  lại  gặp  Phạm  Hùng,  mà
             không phải người khác? Thời gian này Phạm Hùng đang là ủy viên
             Bộ Chính Trị, tư thế trên cả Võ Nguyên Giáp, nên đủ tư cách để
             gặp Ngô Đình Nhu. Phạm Hùng là phó Thủ tướng thứ nhất trong
             số 11 PTT Bắc Việt, phụ trách về tài chánh, và đứng hàng thứ 4
             trong thứ tự quyền lực thời đó: Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn
             Đồng, Phạm Hùng. Theo nhà báo Hùng Văn, một số người miền
             Bắc  cho  rằng  gia  đình  hai  ông  Diệm-Nhu  có  truyền  thống  yêu
             nước. Anh em ông đã gây dựng được miền Nam vững mạnh, và
             thoát được sự thống trị về kinh tế của người Hoa. Vì anh em ông
             Diệm có tinh thần quốc gia, không chịu khuất phục trước áp lực
             của người Mỹ, nên dễ đi với cộng sản trong ý định xây dựng hai
             miền của Việt nam thành một Liên Bang. Có thể sau đó hai miền
             tìm cách thôn tính nhau, nhưng thoát ra khỏi ảnh hưởng ngoại bàng
             (Nga-Tầu-Mỹ)." (116)

             III.- Đảo chánh 1-11-1963 kết thúc Đệ I Cộng Hòa:
                    Trong "Công và Tội, ông Nguyễn Trân kể lại "Đại sứ  Pháp
             Lalouette  cố  gắng  thuyết  phục  Cabot  Logde  để  cho  Diệm  cầm
             quyền và nói Phạm Văn Đồng sẵn sàng giao thương như đã nói với
             Goburdhum.  Nhưng  Lalouette  nghĩ  rằng  có  nói  gì  đi  nữa  cũng
             không được gì vì Lodge được gửi qua Sài Gòn với chỉ thị hạ Diệm
             càng sớm càng hay. Tuy vậy, ngày 10-9, Lalouette cũng gặp lại
             Lodge để hỏi Mỹ quyết định thế nào về Việt Nam thì Lodge trả lời
             "Mỹ quyết định không rút lui và muốn chính phủ Sài Gòn triệt để
             thay đổi người và chính sách". Ông Nguyễn Trân cũng nhắc đến
             công  điện  của  Hilsman  và  Bundy  gửi  cho  đại  sứ  Cabot  Lodge
             nhằm bật đèn xanh cho các tướng đảo chánh như sau:
                   "Nếu đảo chánh thành công, sự chấp nhận và thông cảm ở đây

                                           103
   99   100   101   102   103   104   105   106   107   108   109