Page 107 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 107
Lê Đình Cai * CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954-1975
buổi lễ ở Hội An tháng 3-1956. Riêng giáo sư Phan Ngô hiện ở
Nam Cali, qua điện đàm cho biết thêm giáo sư là người đã đề nghị
thành lập chiến khu Nam Ngãi để bảo toàn cơ sở, đề phòng sự trở
mặt của chính quyền Diệm. Nhân tiện, giáo sư Phan Ngô đã gửi
đến cho chúng tôi tài liệu chép tay của ông Lê Đình Duyên (đã qua
đời) kể lại về chiến khu Nam Ngãi với một số chi tiết như sau:
Bộ chỉ huy liên khu chiến Nam Ngãi gồm:
- Chủ tịch Nhân dân: Nguyễn Thượng Chí
- Phó chủ tịch Nhân dân: Nguyễn Văn Vỹ
- Cố vấn: Phạm Hồng Giang (tức Phạm Thái)
- Tư lệnh: Nguyễn Đình Thiệp
- Chính ủy kiêm Tham mưu trưởng: Lê Đình Duyên
- Tổng ủy Hậu cần: Lê Bá Ngọc
- Tổng ủy An Ninh: Bùi Quang Sạn
Trong tài liệu, ông Lê Đình Duyên cho biết sau 11 tháng 2
ngày chiến đấu anh dũng đầy gian khổ để chống lại chế độ độc tài
Ngô Đình Diệm, cuối cùng qua trung gian dàn xếp của Linh mục
chánh xứ Tam Kỳ, một cuộc lễ trở về hợp tác với chính phủ được
tổ chức tại sân vận động thị xã Hội An ngày 29-3-1956.
Việc nhóm Caravelle gồm 18 vị nhân sĩ đã gửi thỉnh nguyện
thư yêu cầu Tổng thống Diệm cải tổ chính phủ, thi hành các quyền
tự do cơ bản của người dân, rồi vụ 11-11-1960 của một số sĩ quan
làm chính biến để lật đổ chế độ Diệm; cuộc ném bom Dinh Độc
Lập (27-2-1962); vụ tự tử của lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng
Nhất Linh Nguyễn Tường Tam (7-7-1963) và cao điểm của vụ
Phật Giáo (tháng 5 đến tháng 8-1963) như đã trình bày phần trước
là những yếu tố thúc đẩy cuộc đảo chánh 1.11.63 để lật đổ nền Đệ
I Cộng Hòa.
2.- Sự thay đổi sách lược chống cộng của chính quyền Ngô
Đình Diệm đã tạo nên nhiều hoang mang, giao động trong hàng
ngũ tướng lãnh, quân đội và các viên chức lãnh đạo dân sự trong
guồng máy cầm quyền. "Chiến dịch tố Cộng" được phát khởi vào
những năm 1955-1957 đang đạt được một số thắng lợi lại bị chấm
dứt bằng lệnh ngưng tố Cộng (vào các năm 1958-60); rồi khi áp
lực quân sự của Việt cộng lên cao thì Tổng thống Diệm hay đúng
106