Page 108 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 108

Lê Đình Cai * CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954-1975


             hơn ông Nhu lại ra chỉ thị miệng cho các tướng lãnh thi hành sách
             lược "tránh giao tranh với quân Việt cộng để tránh tổn thất", bằng
             chứng là trận Ấp Bắc (như đã được trình bày chi tiết ở các phần
             trước). Lời tâm sự của Võ Văn Hải, chánh văn phòng của TT Diệm
             với Đỗ Mậu là bằng chứng hoang mang trong những người cộng
             sự cao cấp của chế độ. Sự việc ông Ngô Đình Nhu công khai tuyên
             bố về việc ông đang thảo luận các thỏa hiệp với Hà Nội qua việc
             gặp  gỡ  Phạm  Hùng  khiến  các  tướng  lãnh  lo  ngại  cho  số  phận
             chung của miền Nam và của gia đình họ, khiến xu hướng tìm cách
             lật đổ hai ông Diệm - Nhu ngày càng lớn dần lên và cuối cùng kết
             tụ lại trong cuộc đảo chánh 1-11-1963.
                   c.- Yếu tố mang tính quyết định là sự nhúng tay của Hoa Kỳ để
             lật đổ Diệm vì nhu cầu thay đổi sách lược chống Cộng của họ.
             Tiến sĩ Hoàng Ngọc Thành, nguyên giáo sư Sử học Đại học Văn
             Khoa  và  Sư  Phạm  Sài  Gòn  trước  năm  1975,  trong  cuốn  sách
             "Những ngày cuối cùng của TT Ngô Đình Diệm" đã ghi nhận rằng:
                   "Đến  cuối  tháng  11-1961,  sau  khi  Tổng  thống  Kennedy  ký
             NASM  số  111  quyết  định  chính  sách  Hoa  Kỳ về  Việt  Nam,  và
             trong khi hàng không mẫu hạm Core và hai tầu khác nữa chở trực
             thăng,  phi  công  và  quân  nhân  bảo  trì  cùng  chiến  cụ  đang  trên
             đường đi đến Sài Gòn, đại sứ Frederick Nolting được lệnh Bạch
             Cung tức Phủ Tổng thống Mỹ đến yết kiến Tổng thống Diệm và
             đỏi hỏi sự phối hợp chính trị, kinh tế và quân sự. TT Diệm phản
             ứng ngay cho người Mỹ biết rằng việc cai trị xứ sở là ngoài phạm
             vi của Hoa Kỳ và ông nói thẳng rằng Nam Việt Nam không muốn
             làm một xứ bảo hộ của Hoa Kỳ. TT Diệm bực mình và bất mãn về
             việc Hoa Kỳ viện trợ rất ít so với yêu cầu của ông, nhưng đòi hỏi
             quá nhiều, như bộ trưởng tại Phủ  Tổng thống kiêm Quốc phòng
             Nguyễn Đình Thuấn báo cáo lại cho tòa đại sứ Mỹ biết. Để đánh
             dẹp quân du kích cộng sản, cần một tỷ lệ tối thiểu 10 đến trên 20
             hay đến độ 30 nữa như kinh nghiệm đánh bại quân du kích cộng
             sản  Mã  Lai  cho  thấy.  Nhưng  quân  số  miền  Nam  còn  quá  ít.
             150.000 so với số quân cần thiết để đối phó với số quân du kích
             cộng sản gia tăng tại miền Nam với sự xâm nhập qua lãnh thổ Lào
             từ miền Bắc. Tuy nhiên, chính quyền Kennedy chỉ đồng ý cho gia
             tăng quân số thêm 20.000 binh sĩ mà thôi. Sau này các quan sát
             viên và nhà nghiên cứu quân sự và học giả có công tâm cũng thừa

                                           107
   103   104   105   106   107   108   109   110   111   112   113