Page 99 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 99

Lê Đình Cai * CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954-1975


           sứ Ý là D'orlandi cho rằng Hà Nội đề nghị hòa bình không phải vì
           "ấp chiến lược" thành công mà vì cái ách của Trung Cộng đè nặng
           lên trên Hà Nội và cũng vì giao thương có lợi cho cả đôi bên. Bắc
           Việt không đòi miền Nam phải trung lập vì khi hết chiến tranh, sự
           hiện diện của Mỹ sẽ ít cần thiết (108).
                  - Ý muốn điều đình của Hà Nội là nhằm thúc đẩy chế độ Diệm
           - Nhu chống lại sự can dự ngày càng gia tăng của Mỹ. Một khi Mỹ
           đi  rồi,  miền  Nam  sẽ  bị  xé  nát  vì  chia  rẽ  nội  bộ,  chừng  đó
           MTGPMNVN  sẽ  đủ  sức  mạnh  cả  chính  trị  lẫn  quân  sự  để  tiến
           cướp chính quyền với sự yểm trợ của Hà Nội (đúng theo sách lược
           sở trường của cộng sản: liên kết giai đoạn với "kẻ thù phụ" để diệt
           "kẻ thù chính", rồi sau đó diệt luôn "kẻ thù phụ" khi thời cơ thuận
           lợi.). Trong bản phúc trình của Maneli gửi từ Sài Gòn về Varsovie
           (Ba Lan) ngày 10-7-1963 có đoạn đáng lưu ý như sau:
                 "Tại sao MTGPDTVN không hoạt động một  cách có hiệu lực
           và linh động, tại sao MT lúc này lại ít hoạt động hơn là trong thời
           gian trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng toàn bộ của chế độ Diệm.
           Hiện nay, chế độ Diệm Nhu yếu đến nỗi một cuộc tấn công lớn
           hơn  về  phiá  MT  có  thể  thanh  toán  bộ  máy  chính  quyền  miền
           Nam...  Hà  Nội  chắc  cũng  phải  biết  rõ  điều  đó,  cũng  như  nhiều
           quan sát viên ngoại quốc đã biết điều đó. Nếu chính quyền Hà Nội
           không phát động một cuộc tấn công nhằm loại trừ Diệm-Nhu ra
           khỏi Sài Gòn, chắc chắn là vì Hà Nội muốn Diệm Nhu sống sót
           thêm một thời gian nữa, đủ để Hà Nội có thể đạt được một thỏa
           hiệp với Diệm-Nhu sau lưng người Mỹ" (109).
                 Sự thay đổi lập trường từ chống Cộng quyết liệt qua thỏa hiệp
           của hai ông Diệm-Nhu như vậy là được nhiều chứng liệu lịch sử đề
           cập đến. Ông Võ Văn Hải, chánh văn phòng của Tổng thống Diệm
           đã tâm sự với ông Đỗ Mậu hồi tháng 3-1963 vấn đề này và được
           Đỗ Mậu kể lại trong VNMLQHT như sau:
                 "Những sự kiện tiếp tục xảy ra như vụ đại sứ Pháp Laouette và
           ông Nhu trở nên thân thiết hơn, vụ trưởng phái đoàn Ba Lan trong
           Ủy hội Quốc tế kiểm soát đình chiến Mieczyslaw Maneli được săn
           đón kỹ càng hơn, vụ công kích người Mỹ càng lúc càng kịch liệt
           hơn, cho đến đầu năm 1963, khi một phái đoàn Quốc Hội VNCH
           thăm viếng Pháp, thì Hải với tôi không còn nghi ngờ gì nữa. Sau

                                           98
   94   95   96   97   98   99   100   101   102   103   104