Page 98 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 98

Lê Đình Cai * CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954-1975


             Lalouette cho là Việt Nam mất cơ hội hòa bình, vì chỉ có ông Diệm
             mới đủ nghị lực giữ độc lập và thực hiện hòa bình. Maneli liền
             đánh điện cho Ba Lan, đồng thời gửi một bản sao cho chính phủ
             Hà Nội và đại sứ Nga ở Hà Nội."
                    Nghiên cứu về lý do khiến Hà Nội và Sài Gòn đồng ý gặp gỡ
             nhau  để  đi  đến  một  thỏa  hiệp  chung  người  hai  miền  Nam  Bắc,
             chúng ta có thể tóm lược được những lý do chính yếu như sau:
                   Về phiá chính quyền miền Nam:
                 - Tình hình căng thẳng về chính trị ngày càng quyết liệt giữa
             chính quyền Diệm và phe đối lập, nhất là Phật Giáo, khiến cả hai
             ông Diệm-Nhu phải đi đến quyết định thỏa hiệp với cộng sản Hà
             Nội để hoặc là dùng cộng sản như là một phụ lực tiêu diệt đối lập,
             hoặc dùng cộng sản như là một mối đe dọa để làm áp lực đoàn kết
             đối lập.
                   - Áp lực chính trị và quân sự ngày càng mạnh của Việt Cộng
             khiến hai ông Diệm Nhu thấy yếu tố thắng lợi nằm về phiá họ nên
             phải tự tìm lối thoát bằng cách bắt liên lạc để điều đình.
                - Mối bang giao giữa Mỹ và chính quyền Diệm ngày càng căng
             thẳng nhất là sau vụ thảm bại Ấp Bắc (2-1-63). Ông Đỗ Mậu có
             trích đăng một lá thư của ông Võ Như Nguyện, nguyên văn lá thư
             có đoạn như sau: "Tháng 9 hay tháng 10 năm 1963, cụ Ngô về Huế
             cho gọi tôi lúc 4 giờ chiều. Hai cụ cháu ngồi tâm sự với nhau cho
             đến 10 giờ tối... Cụ lại nói rằng đang bị khó dễ với Mỹ... Vả lại tôi
             nói với chú Nhu có ý, dù hai miền Quốc-Cộng tranh chấp nhau
             nhưng  là  đều  máu  mủ  ruột  thịt,  phải  có  biện  pháp  anh  em  giải
             quyết lấy chiến tranh, đỡ tốn hao sinh mạng, tài sản. Bên nào kéo
             dài chung qui sẽ bị lệ thuộc vào một cường quốc và đất nước sẽ
             chia rẽ vì các cường quốc đều có ý định chia rẽ cả." (107).
                   - Bản chất kiêu ngạo và chủ quan của ông Nhu đã ngăn ông
             hòa giải với phe chống đối, và phe chống đối nay ở trong thế một
             mất một còn với chế độ. Điều này dẫn tới quyết định phiêu lưu của
             ông Nhu bằng cách thỏa hiệp với Hà Nội để tìm sinh lộ cho gia
             đình họ Ngô và bản thân của ông.
                    Về phiá cộng sản Hà Nội:
                 - Theo Mieczyslaw Maneli (đại diện Ba Lan trong Ủy hội Quốc
             tế), Hà Nội muốn điều đình vì Bắc Việt bị hạn hán mất mùa nên rất
             cần gạo tiếp tế của miền Nam (đổi than lấy gạo), và ý kiến của đại

                                            97
   93   94   95   96   97   98   99   100   101   102   103