Page 93 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 93
Lê Đình Cai * CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954-1975
đến thăm thượng tọa Thích Trí Quang đang trú ẩn ở một cơ quan
dân sự Mỹ ở phiá sau chùa Xá Lợi (Thượng tọa đã cùng với đại
đức Thích Nhật Thiện trèo tường trốn sang khi cổng trước chùa
đang bị Lực Lượng Đặc Biệt đập phá)
Vài hôm sau Tòa Đại Sứ Mỹ đã đón nhận thượng tọa Trí
Quang và đại đức Nhật Thiện đến xin tỵ nạn chính trị. Đại sứ
Lodge mãi đến ngày 26-8-63 mới trình ủy nhiệm thư lên Tổng
thống Ngô Đình Diệm.
Ngày 25-8-1963: sang ngày chủ nhật ở chợ Bến Thành, một
cuộc biểu tình của Phật tử, anh em sinh viên học sinh lên đến hàng
vạn người hô to các khẩu hiệu: "Đả đảo Ngô Đình Diệm! Đả đảo
Ngô Đình Nhu! Đả đảo Trần Lệ Xuân".
Cảnh sát dã chiến can thiệp và giải tán cuộc biểu tình, nữ sinh
Quách Thị Trang cầm biểu ngữ đi đầu bị bắn chết và hơn 1300
sinh viên bị bắt đưa đến giam tại Quang Trung. Tất cả những diễn
biến của vụ Phật Giáo kể từ ngày 8-5-63 tại Huế đến 20-8-63 đã đi
quá xa không còn cơ hội hòa giải được giữa đôi bên và đã chuyển
qua giai đoạn đấu tranh một mất một còn. Ngô Đình Nhu còn đi
thêm một bước nữa để chống lại sự can dự của Hoa Kỳ bằng cách
đẩy mạnh đường giây liên lạc nói chuyện với Hà Nội, hầu tiến đến
một hiệp thương và tổng tuyển cử theo quy định của Hiệp định
Genève (1954).
II.- Chính quyền Ngô Đình Diệm mưu toan thỏa hiệp với
Hà Nội
Sự chia rẽ giữa chính phủ Diệm và nhân dân miền Nam ngày
càng trầm trọng mà cao điểm là vụ chính biến 11-11-60, vụ ném
bom Dinh Độc Lập ngày 27-2-1962 và vụ Phật giáo đấu tranh 8-5-
1963... chính sự chia rẽ này cũng đưa đến sự rạn nứt trầm trọng
giữa chính quyền Kennedy và chính quyền Ngô Đình Diệm.
Ngay từ đầu năm 1963, để củng cố uy quyền và địa vị, ông
Diệm và ông Nhu đã nghĩ đến giải pháp thỏa hiệp với Cộng sản
Bắc Việt. Chính ông Colby trong "Vietnam, Histoire secrête d'une
Victoire perdue (bản dịch tiếng Pháp), sđd, tr. 162 đã ghi nhận âm
mưu này của chế độ Đệ I Cộng Hòa: "Chế độ (Diệm) chuẩn bị
92