Page 91 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 91
Lê Đình Cai * CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954-1975
Đà Lạt, Qui Nhơn... và theo tổng kết của luật sư Nguyễn Văn Chức
trong "Việt Nam Chính Sử" (sđd, tr. 438-439) thì từ cuộc biểu tình
ngày 8-3-1963 trước đài phát thanh Huế cho đến ngày tổng tấn
công các chùa chiền đêm 20-8-63 có cả thẩy 13 cuộc biểu tình.
Ngày 20-8-1963 vào lúc nửa đêm, Cảnh sát dã chiến và Lực
lượng Đặc biệt của đại tá Lê Quang Tung được lệnh tấn công chùa
Xá Lợi (trung tâm đầu não của cuộc đấu tranh Phật Giáo), chùa Ấn
Quang và chùa Theravada, bắt đi tất cả các tăng ni và các phật tử
đang có mặt ở chùa. Cao Thế Dung và Lương Khải Minh trong
cuốn sách "Làm thế nào để giết một Tổng thống" đã kể lại biến cố
tấn công các chùa chiền như sau:
"12:30 Cảnh sát đã hoàn toàn phong tỏa quanh chùa Xá lợi.
Ông Trần Văn Tư, giám đốc Cảnh Sát Đô Thành trực tiếp nhận chỉ
thị của đại tá Nguyễn Văn Y, tổng giám đốc Cảnh Sát Quốc Gia
cũng như hai tướng Đôn và Đính! Dưới quyền ông gồm có lực
lượng Cảnh Sát Quận III (cò Kính) và Quận II (đại úy Quyền)
cùng lực lượng Cảnh Sát Chiến Đấu của thiếu tá Dần. Mấy ông cò
nhìn nhau một thoáng lo ngại! Trong thoáng chốc, khu Xá Lợi
bỗng nhiên huyên náo, tiếng xe nổ máy, tiếng người lao xao, tiếng
la hét thất thanh, chuông mõ khua ầm ĩ. Hơn nửa giờ, toán Cảnh
Sát Chiến Đấu Tiền Phương không thể nào tiến vào chùa được,
gạch đá ném dữ dội quá...!
1 giờ 30 thì Cảnh Sát hoàn toàn làm chủ tình thế... Các thượng
tọa, phật tử đều ngất ngư. Nhiều người ngất xỉu vì hơi cay. Hoa
thượng hội chủ Thích Tịnh Khiết bị mảnh của chậu kiểng bắn vào
mắt.." (103).
Riêng Trần Văn Đôn khẳng định là quân đội không tham gia vụ
đàn áp và tấn công chùa chiền này nhưng ý ông Nhu là muốn cột
trách nhiệm của quân đội vào vụ này bằng cách yêu cầu Đôn ra
lệnh thiết quân luật. Sau đây là đoạn văn ghi lời kể của tướng Đôn:
"Đại tướng Lê Văn Tỵ đi Mỹ chữa bệnh.... Ngày 19-8-1963
ông Diệm chỉ định tôi (trung tướng Đôn) chức quyền Tổng Tham
Mưu Trưởng.
Chiều ngày 20 tháng 8, ông Ngô Đình Nhu mời tôi, quyền
Tổng Tham Mưu Trưởng thiếu tướng Trần Thiện Khiêm, Tham
Mưu Trưởng, thiếu tướng Tôn Thất Đính, Quân Trấn Sài Gòn, và
90