Page 86 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 86
Lê Đình Cai * CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954-1975
lược" một cách tích cực. Giáo sư Phạm Kinh Vinh trong bài viết
"Những bất hạnh đưa tới cái chết của Đệ Nhất VNCH" đã mạnh
mẽ bảo vệ ông Diệm:
"Ông Diệm rất có ý thức về tính chất định đoạt của nông thôn
trong cuộc chiến chống cộng: bằng chứng là "những kế hoạch ở
cấp bộ quốc gia để giữ nông thôn như khu trù mật, khu dinh điền,
và nhất là ấp chiến lược. Nhưng ông Diệm đã bị ngăn cách với
quần chúng bởi chính những cận thần, và tai hại hơn hết, bởi chính
một số người thân trong đại gia đình của ông..." Dù sao thì "tuy
rằng quốc sách Ấp chiến lược bị một số cấp thừa hành thực hiện
sai lầm, nhưng không thể chối cãi rằng một số ấp võ trang đã cô
lập được nhiều tên Việt cộng."
"... Chỉ riêng trong tỉnh Long An, chính quyền đã gom được
dân vào 220 ấp chiến lược. Trong gần một năm (từ giữa 1962 đến
tháng 5-1963), chính quyền tỉnh ấy đã dồn được các Việt cộng vào
35 ấp còn lại. Sự cô lập các phần tử cộng sản tại các tỉnh khác ở
Nam Việt Nam cũng được ghi nhận ở mức tốt đẹp. Việc lập các ấp
chiến lược còn đe dọa sự tồn tại của VC hơn cả chiến dịch Tố
Cộng năm 1959." (98)
ĐOẠN IV
Sự sụp đổ của nền Đệ I Cộng hòa (1.11.1963)
I.- Cuộc khủng hoảng Phật Giáo:
Biến cố Phật giáo xảy ra vào năm 1963 khởi đi từ việc cấm
treo cờ nhân ngày Phật Đản năm 2507 (Phật lịch) tức nhằm ngày
8-5-1963. Diễn biến sự việc được ghi nhận như sau:
Ngay từ ngày 6-5 tức là trước ngày Phật Đản, các gia đình Phật
Tử ở Huế (chừng 80% dân số) đã treo cờ ngũ sắc của Phật Giáo ở
trước nhà.
Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục gọi điện thoại về Sài Gòn
phàn nàn sự việc này với Tổng thống Diệm.
Sau khi nghe ông anh phiền trách việc cờ Phật Giáo treo la liệt
khắp nơi trên đường phố Huế, ông Diệm nổi nóng gọi ngay Đổng
lý Văn phòng Quách Tòng Đức bảo đánh điện ra Tòa Đại Biểu
85