Page 84 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 84
Lê Đình Cai * CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954-1975
an. Ngô Đình Nhu trái lại, quyết định xây dựng những "ấp chiến
lược" ở nơi nào Việt cộng mạnh nhất. Đây là một quyết định thiếu
sáng suốt của ông Nhu và đã chứng tỏ không thành công trong
thực tế khi kế hoạch được thi hành ở những ấp chiến lược như vậy
không thể tự bảo vệ được khi cộng sản tập trung quân để tấn công.
Mục đích của quốc sách ấp chiến lược là giam dân vào trong các
khu làng được rào dậu, ngăn cách bằng các đường hào với các cọc
nhọn xung quanh và được võ trang để tự bảo vệ, tách rời Việt cộng
ra khỏi sự giúp đỡ của dân làng và chúng sẽ chết như cá không có
nước vậy.
Stanley Karnow trong "Vietnam, A History" đã ghi nhận rằng:
Một chiến dịch mang tên là chiến dịch Bình Minh được khởi sự
vào tháng 3-1962 ở tỉnh Bình Dương, một nơi có nhiều rừng và
đồn điền cao su nằm về hướng Bắc Sài Gòn, nhằm thiết lập 5 ấp
chiến lược ở Bến Cát. Ấp chiến lược đầu tiên nằm rất xa so với
ngôi chợ gần nhất cho nên chỉ có 70 trong số 200 gia đình nông
dân tình nguyện di chuyển đến mang theo các vật dụng sơ sài trên
xe đạp và trên vai - Chẳng bao lâu sau, số người này đã trở về nên
bất mãn khi chính phủ trì hoãn cấp phát tiền trợ cấp cho tới khi
chắc chắn rằng dân không bỏ trốn. Các nông dân phải tự bảo vệ
thôn xóm của chính mình, nhưng hầu hết những người có sức khỏe
lại liên hệ với VC, chống lại các biện pháp cưỡng bức của chế độ.
Hai nhà nghiên cứu người Mỹ là John Donnell và Gerald Hickey
được cử tới quan sát cuộc thử nghiệm tại Bến Cát đã kết luận đây
là cuộc thử nghiệm vụng về. Nhưng chính phủ Hoa Kỳ vẫn tiếp tục
tài trợ và chính phủ Ngô Đình Diệm vẫn cứ tiến hành. Kể cho đến
cuối tháng 9-1962, theo chính phủ cho biết thì 4.322.034 người,
khoảng 33.39% dân số đã sống trong các "ấp chiến lược" và số này
sẽ còn đông hơn khi kế hoạch đang tiếp tục. (95)
Quan điểm của ông Đỗ Mậu về ấp chiến lược có chỗ tương
đồng với nhận xét của Stanley Karnow. Trong "VNMLQHT" có
đoạn viết:
"Mặc dù chương trình ấp chiến lược đã có một ngân qũy dồi
dào do ngân sách viện trợ Mỹ đài thọ, (song) chính quyền địa
phương vẫn buộc dân chúng phải góp nạp vật liệu như tranh, tre,
mấy nứa, phải đóng góp mấy ngày công một tháng để đắp đất cắm
chông mà không được trả một chút tiền nhỏ nào cả... Các tỉnh
83