Page 81 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 81
Lê Đình Cai * CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954-1975
chiến lược không phải là sáng kiến của ông Ngô Đình Diệm, như
nhiều người, cho đến nay vẫn còn tưởng lầm, mà là của thiếu
tướng Nguyễn Văn Bình. Bình là sĩ quan khoá 4 Thủ Đức, người
Công giáo di cư. Bình có tài đánh giặc miệng rất hay mà đánh giặc
thiệt cũng rất giỏi. Là người miền Bắc di cư, đạo Công Giáo nhưng
đương sự đã chiêu mộ được một số đông cựu chiến sĩ Hòa Hảo
thiện chiến và trung thành trong thời gian phục vụ ở Vùng 4, lúc có
chiến dịch Thoại Ngọc Hầu. Đương sự là người chỉ huy xây dựng
khu trù mật Vị Thanh Hỏa Lựu (sau là tỉnh Chương Thiện). Được
Tổng thống Ngô Đình Diệm để ý giao cho trấn nhiệm ở những nơi
khó trị nhất. Năm 1960, được thuyên chuyển từ vùng 4 về vùng 3,
giữ chức quận trưởng Xuyên Mộc, tỉnh Phước Tuy. Xuyên Mộc là
một chiến khu của Việt Minh, từ đấy, Việt minh xuống tầu tập kết
ra Bắc vĩ tuyến 17 năm 1955. Năm 1961, Bình được thuyên
chuyển về làm quận trưởng Củ Chi, Bình Dương; Củ Chi trước là
một tổng thuộc quận Hóc Môn, tỉnh Gia Định, sau tách thành quận
nhập vào tỉnh Bình Dương. Khi Bình về Củ Chi, an ninh ban ngày
tương đối, dọc theo quốc lộ. Địa thế Củ Chi là đất sét lẫn với đá đỏ
và là đất cao, xung quanh các khu vườn có hàng rào tre tươi nên
Bình cho rào ấp, xây cất lại các đình làng, tổ chức cúng đình để
chống lại cộng sản vô thần. Việc rào ấp thật chẳng là sáng kiến
mới mẻ gì, vì VC tại Củ Chi cũng đã làm và chúng gọi là ấp chiến
đấu. Ngoài ra trong những năm đánh với Việt Minh người Cao Đài
có châu vi Cao Đài. Miền Bắc có làng chiến đấu Bùi Chu - Phát
Diệm và ở Mã Lai có ấp kiên cố (fortified Hamlet). Khi rào xong,
một số ấp dọc theo quốc lộ I thấy an ninh vãn hồi, VC ít xâm nhập
ban đêm, Bình mời TT Diệm đến Củ Chi, nhưng Tổng thống mắc
bận việc, để ông Ngô Đình Nhu đi thay. Lúc bấy giờ đang có chiến
dịch Bình Minh do thiếu tướng Văn Thành Cao (gốc Cao Đài liên
minh của trung tướng Trình Minh Thế), Đại biểu chính phủ miền
Đông làm tư lệnh bình định ba tỉnh thí điểm Tây Ninh, Bình
Dương và Phước Tuy. Ông Ngô Đình Nhu đến xem các ấp đã rào,
đình miếu được sửa lại, công cuộc bình định có kết qủa tốt, về lấy
sáng kiến này làm kế hoạch của ông. Vì là cấp chính phủ trung
ương, ông Nhu có đủ phương tiện để thêm gia vị làm thành một lý
thuyết cho khắp nước thi hành."
80